Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 34. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Phù do suy dinh dưỡng thường có đặc điểm:
A. Phù nhiều về chiều, sau khi hoạt động nặng
B. Phù ở ngọn chi
C. Phù xuất hiện đột ngột buổi sáng, ở mặt
D. Phù liên quan đến chế độ ăn nhạt
Câu 2: Sốc được xác định khi:
A. Huyết áp động mạch trung bình (mean arterial pressure) ≤ 60 mmHg
B. Huyết áp tâm thu ≤ 80 mmHg
C. Lượng nước tiểu ≤ 20 ml.giờ
D. B và C đúng
Câu 3: Sốc do giảm thể tích:
A. Xuất huyết nội tạng: Sang chấn, chảy máu dạ dày, vở các tạng...
B. Giảm thể tích nội mạch làm giảm lượng máu về tim phải
C. Bỏng, nôn mữa, tắc ruột, tiêu chảy, mất nước
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 4: Sốc tim thường gặp:
A. Bệnh cơ tim (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn, suy cơ tim trong choáng nhiểm trùng)
B. Cơ học (Hở van 2 lá, khiếm khuyết vách liên thất, phình thất, nghẽn luồng máu thất trái trong hẹp van động mạch chủ, phì đại cơ tim)
C. Rối loạn nhịp
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 5: Sốc do tắc nghẽn mạch máu ngoài tim:
A. Tràn dịch màng ngoài tim cấp, làm tăng áp lực màng ngoài tim gây hạn chế làm đầy thất trái tâm trương, giảm tiền gánh, phân xuất tim (stroke volume) và cung lượng tim
B. Áp lực khí màng phổi có thể làm ảnh hưởng làm đầy tim bằng giảm lượng máu về tim; Tăng áp phổi nặng (tiên phát hoặc Eisenmenger)
C. Nhồi máu phổi cũng là một dạng sốc tắc nghẽn nhưng cơ chế có khác, khi 50-60% hệ thống mạch phổi bị tắc nghẽn do huyết khối, suy thất phải cấp sẽ xãy ra và làm đầy thất trái bị thương tổn
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Sốc do rối loạn phân bố máu:
A. Sốc nhiểm trùng: do nhiểm trùng các bệnh tiêu hóa, tiết niệu, da, phổi, sãn khoa thường gặp vi khuẩn gram (-) như E. Coli, Pseudomonas, Proteus , Klebsiella.., các loại vi khuẩn này tạo nội độc tố và một số chất trung gian độc tính (endotoxine,TNF, IL-1..).
B. Độc tố (thuốc quá liều).
C. Sốc phản vệ do dị ứng thuốc. Sốc thần kinh.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 7: Sốc do bệnh lý nội tiết:
A. Nhiễm toan cetone
B. Tăng thẩm thấu
C. Suy vỏ thượng thận cấp; suy tuyến yên
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Tổn thương tim trong sốc liên quan:
A. Hậu quả của nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim rối loạn chức năng cơ tim
B. Gia tăng áp lực tâm trương của thất là do suy tim, làm giảm áp lực tưới máu vành; Gia tăng nhu cầu oxy của cơ tim
C. Thời gian đổ đầy máu tâm trương, nguy cơ giảm lưu lượng vành
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Giảm đáp ứng cơ tim đối với cathecholamine và chức năng tâm trương có thể góp phần rối loạn chức năng cơ tim chủ yếu gặp trong:
A. sốc nhiễm trùng
B. sốc tim
C. sốc nội tiết; sốc giảm thể tích
D. tất cả đáp án trên
Câu 10: Tổn thương não trong sốc liên quan:
A. giảm tưới máu não
B. thiếu oxy não; rối loạn toan kiềm và các chất điện giải
C. hệ thống tự điều hoà của não hoạt động mất bù
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11: Tổn thương phổi trong số liên quan:
A. giảm độ co hồi, rối loạn trao đổi khí và các shunt tại những vùng kém thông khí; xơ hoá và đông đặc
B. hoạt động cơ hô hấp gia tăng trong thiếu khí dẫn đến tình trạng yếu cơ hô hấp
C. ngưng tập bạch cầu trung tính và fibrin trong vi mạch phổi, viêm vào tổ chức kẻ và phế nang và dịch tiết vào trong khoang phế nang
D. tất cả các đáp án trên
Câu 12: Tổn thương thận trong sốc liên quan:
A. tưới máu thận bị giảm
B. giảm lượng máu đến vỏ thận gây viêm hoại tử ống thận cấp và suy thận cấp
C. các thuốc độc cho thận, chất cản quang, hiện tượng thoái biến cơ có thể gây suy thận
D. tất cả các đáp án trên
Câu 13: “Sốc gan“ có đặc điểm:
A. Gia tăng enzyme gan ghi nhận trong thiếu khí nặng
B. choáng; tắc mật trong gan
C. có thể thoáng qua và hồi phục nhanh nếu tái tưới máu tốt;
D. tất cả các đáp án trên
Câu 14: Rối loạn đông máu thường gặp trong:
A. sốc nhiễm trùng; sốc chấn thương
B. giảm tiểu cầu do tan máu phối hợp với giảm thể tích
C. miễn dịch và biến chứng bởi bệnh nguyên và do thuốc
D. tất cả các đáp án trên
Câu 15: Sốc tim thường biểu hiện:
A. Tiếng tim nghe yếu, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp
B. Gan to, dấu suy tim phải, suy tim toàn bộ
C. Huyết áp trung bình dưới 60 mmHg hoặc huyết áp tối đa hạ dưới 80 mmHg, Hiệu áp kẹp
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 16: Dấu hiệu sớm của sốc nhiểm trùng về phương diện huyết động là:
A. Thời gian vi huyết quản trên 5 giây
B. Thời gian làm đầy tĩnh mạch trên 5 giây
C. Áp lực tĩnh mạch trung tâm dưới 7 cm H 20
D. A và B đều đúng
Câu 17: Biệu hiện da trong sốc là:
A. Da xanh, tái, lạnh tím các đầu chi
B. Vã mồ hôi nhờn
C. Nỗi vân tím ở đùi (trường hợp sốc khởi đầu), bụng, toàn thân (ở giai đoạn muộn)
D. Cả 3 đáp án A, B và C
Câu 18: Biểu hiện hô hấp trong sốc là:
A. thở nhanh nông
B. rối loạn nhịp thở
C. phổi đầy ran ẩm, tràn dich màng phổi bên phải hoặc 2 bên
D. Cả 3 đáp án A, B và C
Câu 19: Biểu hiện thần kinh muộn nhất trong số là:
A. Sốc nhiểm trùng
B. Sốc tim
C. Sốc nội tiết
D. Sốc phản vệ
Câu 20: Bệnh nhân nên nằm theo tư thế Trendelenburg có mục đích:
A. Tăng dòng máu tĩnh mạch trở về
B. Tăng chỉ số tim. (Cardiac index)
C. Tăng huyết áp
D. A và B đều đúng
Câu 21: Phương tiện theo dõi trong sốc gồm:
A. monitoring theo dõi điện tim, huyết áp
B. độ bảo hoà oxy (pulse oximetry)
C. 2 đường truyền tĩnh mạch
D. Cả 3 đáp án A, B và C
Câu 22: Trong sốc huyết áp trung bình nên đạt tối thiểu:
A. trên 60 mmHg
B. trên 79 mmHg
C. trên 80 mmHg
D. trên 90 mmHg
Câu 23: Một số thông số cần đạt tối thiểu trong sốc là:
A. Chỉ số tim đạt trên 2.2 lit.phút.m2 và SaO2 trên 92%
B. Chỉ số tim đạt trên 2.3 lit.phút.m2 và SaO2 trên 94%
C. Chỉ số tim đạt trên 2.4 lit.phút.m2 và SaO2 trên 96%
D. Chỉ số tim đạt trên 2.5 lit.phút.m2 và SaO2 trên 98%
Câu 24: Một số thông số cần đạt tối thiểu trong sốc như sau:
A. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 14 - 18 mmHg, Hb trên 10 g/dl
B. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 16 - 18 mmHg, Hb trên 12 g/dl
C. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 14 - 18 mmHg, Hb trên 14 g/dl
D. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 16 - 18 mmHg, Hb trên 16 g/dl
Câu 25: Dịch truyền có thể dùng trong sốc:
A. NaCl 9°.00, Ringer's lactate, Dextran, Rheomacrodex, Gelafulvin.
B. NaCl 9°.00, Ringer's lactate, Dextran, Rheomacrodex, Lipofulvin.
C. NaCl 9°.00, Ringer's lactate, Dextran, Gelafulvin, Lipofulvin.
D. NaCl 9°.00, Ringer's lactate, Dextran, Rheomacrodex, Gelafulvin, Lipofulvin.
Câu 26: Natribicarbonate 140.00 thường được chỉ định khi:
A. pH máu dưới 7,0
B. pH máu dưới 7,1
C. pH máu dưới 7,15
D. pH máu dưới 7,2
Câu 27: Khả năng thích nghi người cao tuổi khi thiếu máu với Hct trung bình từ:
A. 25 - 30%
B. 30 - 35%
C. 35 - 40%
D. 40 - 45%
Câu 28: Dopamine (Intropin) có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng thận và tạng, cung lượng tim và nhịp tim ít thay đổi khi dùng liều:
A. 2 - 3μg/kg/phút
B. 3 - 4μg/kg/phút
C. 4 - 5μg/kg/phút
D. 5 - 6μg/kg/phút
Câu 29: Dopamine làm tăng co bóp cơ tim và cung lượng tim qua đường hoạt hóa thụ thể beta 1 tim khi liều từ:
A. 4- 8 μg/kg/phút
B. 8-10 μg/kg/phút
C. 10 - 12 μg/kg/phút
D. 12 - 14 μg/kg/phút
Câu 30: Dopamine co tác dung tăng huyết áp, co mạch ngoại biên và có thể làm cho bệnh nhân có cung lượng tim bị giảm và suy tim xấu hơn khi dùng liều trên:
A. 10 μg/kg/phút
B. 8 μg/kg/phút
C. 6 μg/kg/phút
D. 4 μg/kg/phút
Câu 31: Dopamine nên bắt đầu liều sau rồi tăng dần:
A. 3 μg/kg/phút
B. 4 μg/kg/phút
C. 5 μg/kg/phút
D. 6 μg/kg/phút
Câu 32: Giảm liều Dopamine khi nhịp tim bắt đầu từ:
A. 90 lần.phút
B. 100 lần.phút
C. 120 lần.phút
D. 130 lần.phút
Câu 33: Dung dịch hòa chung với Dopamine:
A. muối đẳng trương
B. nhược trưong
C. glucose 5%
D. A hoặc B hoặc C
Câu 34: Tác dụng phụ dopamine:
A. ngoại tâm thu, rối loạn nhịp (cơn nhịp chậm, cơn nhịp nhanh)
B. buồn nôn, nôn, đau thắt ngực, khó thở, đau đầu, hạ huyết áp
C. co mach ngoại biên, tăng huyết áp, nỗi da gà, QRS dãn rộng, suy thận
D. tất cả các đáp án trên
Câu 35: Dobutamine (Dobutrex) có tác dụng:
A. Tăng co bóp cơ tim chủ yếu; Tăng cung lượng tim
B. Dãn mạch ngoại biên do phãn xạ và giảm tiền gánh
C. Huyết áp tương đối hằng định và nhịp tim thì tăng ít
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 36: Liều lượng dùng Dobutamine nên bắt đầu liều:
A. 3 μg/kg/phút
B. 4 μg/kg/phút
C. 5 μg/kg/phút
D. 6 μg/kg/phút
Câu 37: Dobutamine không dùng liên tục hoặc liều trên:
A. 7 μg.kg.phút
B. 8 μg.kg.phút
C. 9 μg.kg.phút
D. 10 μg.kg.phút
Câu 38: Tác dụng phụ dobutamine là:
A. Buồn nôn, nhức đầu, đau thắt ngực, hồi hộp
B. Rối loạn nhịp tim
C. Tăng huyết áp tâm thu, khó thở
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 39: Dobutamine có thể phối hợp với một số thuốc khác như:
A. digitalis, nitrate
B. lợi tiểu, lidocain
C. ức chế bêta
D. B và C đúng
Câu 40: Sử dụng kháng sinh trong sôc nhiểm trùng đường tiêu hoá:
A. Nhóm Aminoside + Cepalosporine thế hệ III hoặc Quinolone
B. Cephalosporine thế hệ III + Imidazole
C. Clindamycie + Aminoside
D. Cephalosporine + aminoside
Câu 41: Sử dụng kháng sinh trong sốc nhiễm trùng đường tiết niệu:
A. Nhóm Aminoside + Cepalosporine thế hệ III hoặc Quinolone
B. Cephalosporine thế hệ III + Imidazole
C. Clindamycie + Aminoside
D. Vancomycin hoặc Oxacillin hoặc Nafcillin
Câu 42: Trong sốc cần truyền các dịch có trọng lượng phân tử cao khi nồng độ albumin dưới:
A. 2g/dl
B. 3g/dl
C. 4g/dl
D. 5g/dl
Câu 43: Sốc phản vệ thuốc cần điều trị tức thời là:
A. Epineprine
B. Glucocorticoid Solu Cortef (1 g) hoặc SoluMedrol (100 mg)
C. Kháng Histamine-1: Diphenylhydramine (Benadryl, generic)
D. Kích thích beta dạng khí dung (albuterol, metaproterenol) hơn là aminophylline
Câu 44: Suy vỏ thượng thận cấp điều trị:
A. Hydrocortisone
B. Muối đẳng trương
C. Glucose 5%
D. Cả 3 đáp án A, B và C
Câu 45: Trong các động mạch sau đây động mạch nào là nhạy cảm nhất với nhức:
A. Động mạch chẩm
B. Động mạch trán
C. Động mạch thái dương nông
D. Động mạch hàm trên
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận