Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 4. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Trong điều trị hội chứng ruột kích thích thì:
A. tiết thực có một vai trò quan trọng hàng đầu
B. không nên khuyên bệnh nhân tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt
C. thường không nên cho bệnh nhân táo bón ăn nhiều chất xơ
D. hạn chế tối đa việc dùng sữa và các thức ăn từ sữa
Câu 2: Mục tiêu cao nhất của điều trị hội chứng ruột kích thích là:
A. điều trị triệu chứng
B. cải thiện sự thoải mái về triệu chứng và cả tâm lý
C. điều trị tiệt căn
D. điều trị các rối loạn tâm căn
Câu 3: Triệu chứng cơ năng sau đây có giá trị chẩn đoán tràn dịch màng phổi:
A. Đau vùng sau xương ức lan lên vai trái
B. Ho và khạc nhiều đàm loãng
C. Ho khi thay đổi tư thế
D. Khó thở từng cơn khi nghiêng bên tràn dịch
Câu 4: Tính chất ho trong tràn dịch màng phổi là:
A. Ho từng cơn và khạc nhiều đàm loãng
B. Ho khi dẫn lưu tư thế và khạc nhiều đàm mủ
C. Ho và khạc đàm nhiều vào buổi sáng
D. Ho khan, ho khi thay đổi tư thế
Câu 5: Trong tràn mủ màng phổi có các tính chất sau:
A. Lồng ngực bên tràn dịch sưng đỏ, đau, có tuần hoàn bàng hệ
B. Phù áo khoác, có tuần hoàn bàng hệ
C. Lồng ngực hẹp lại, hạn chế cử động vì đau
D. Lồng ngực dãn lớn, gõ vang, âm phế bào giảm
Câu 6: Trong tràn dịch màng phổi nghe được:
A. Ran nổ và âm thổi màng phổi
B. Âm phế bào giảm hay mất
C. Ran ấm to hạt, âm dê
D. Ran ấm vừa và nhỏ hạt
Câu 7: Chẩn đoán có giá trị trong tràn dịch màng phổi là:
A. Âm phế bào giảm ở đáy phổi
B. Hình ảnh mờ không đều ở đáy phổi trên XQuang
C. Rung thanh giảm nhiều ở đáy phổi
D. Chọc dò màng phổi có dịch
Câu 8: Triệu chứng nào sau đây không có trong tràn mủ màng phổi:
A. Đau ở đáy ngực nhiều
B. Thở nhanh, nông
C. Vùng ngực sưng đỏ và có tuần hoàn bàng hệ
D. Nghe nhiều ran ấm
Câu 9: Điểm khác nhau quan trọng trong tràn dịch thanh tơ huyết và tràn mủ màng phổi là:
A. Biến dạng lồng ngực
B. Mức độ khó thở
C. Đau ngực, phù nề lồng ngực
D. Tuổi và giới
Câu 10: Dịch màng phổi có nhiều tế bào nội mo gặp trong:
A. Hội chứng thận hư
B. Lao màng phổi
C. Tràn mủ màng phổi
D. K.màng phổi
Câu 11: Tràn dịch màng phổi khu trú thường gặp trong:
A. K.màng phổi
B. Viêm màng phổi có dày dính màng phổi
C. Tràn dịch kèm tràng khí màng phổi
D. Hội chứng Meig’s
Câu 12: Vách hóa màng phổi gặp trong:
A. Tràn dịch màng phổi do virus
B. Tràn dịch màng phổi do K
C. Lao màng phổi
D. Viêm màng mủ phổi
Câu 13: Khi Protein < 30 g/l mà Rivalta (+) thì:
A. Kết quả sai
B. Do giảm Protein máu
C. Phản ứng viêm không nặng
D. Do vi khuẩn hủy Protein dịch màng phổi
Câu 14: Tràn mủ màng phổi thường ít xảy ra sau:
A. Áp xe phổi
B. Áp xe gan (dưới cơ hoành)
C. Giảm phế quản
D. Viêm phổi
Câu 15: Tràn dịch màng phổi (T) có thể do:
A. Viêm đường mật trong gan
B. Viêm tụy cấp
C. Viêm thận, bể thận (T)
D. Thủng tạng rỗng
Câu 16: Tràn dịch màng phổi thể khu trú, chẩn đoán xác định dựa vào:
A. Tiền sử, bệnh sử
B. Triệu chứng cơ nắng là chính
C. Triệu chứng thực thể là chính
D. Phim Xquang phổi
Câu 17: Tiếng cọ màng phổi nghe đượch khi:
A. Tràn dịch màng phổi khu trú
B. Giai đoạn lui bệnh của tràn dịch màng phổi
C. Tràn dịch màng phổi thể tự do, mức trung bình
D. Tràn dịch kèm đông đặc phổi
Câu 18: Chỉ định điều trị kháng sinh trong viêm màng phổi mủ:
A. Phải chỉ định sớm ngay trong khi vào viện
B. Phải chờ kết quả cấy vi trùng và kháng sinh đồ
C. Có thể dùng tạm kháng sinh đường uống để chờ kết quả cấy vi trùng
D. Chỉ đưa kháng sinh điều trị tại chỗ màng phổi
Câu 19: Tràn mủ màng phổi do Pseudomonas thì dùng:
A. Pénicilline G liều cao + Bactrim
B. Erythromyrin + Tetracyline
C. Cefalosporine III + Gentamycine
D. Pénicilline + Ofloxacine
Câu 20: Điều trị ngoại khoa trong tràn dịch màng phổi:
A. Được chỉ định sớm ngay từ đầu
B. Được chỉ định trong thể tràn dịch khu trú
C. Sau 3 ngày điều trị kháng sinh mạng không đáp ứng
D. Khi có vách hóa màng phổi
Câu 21: Trong tràn mủ màng phổi đến muộn thì chọc dò:
A. Ở vùng thấp nhất của tràn dịch
B. Chọc màng phổi ở đường nách sau tư thế nằm
C. Ở phần trên của dịch
D. Chọc dò ở đường nách giữa tư thế ngồi
Câu 22: Vách hóa màng phổi thường xảy ra do:
A. Tràn máu màng phổi
B. Tràn dưỡng trấp màng phổi
C. Tràn dịch thanh tơ huyết
D. Tràn mủ màng phổi
Câu 23: Nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi dịch tiết:
A. Suy dinh dưỡng
B. Do lao
C. Suy tim nặng
D. Suy thận giai đoạn cuối
Câu 24: Nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi dịch thấm:
A. Suy tim phải giai đoạn 3
B. Do lao
C. Do vi khuẩn mủ
D. Do K nguyên phát mang phổi
Câu 25: Tràn dịch kèm tràn khí màng phổi thì Xquang:
A. Thấy vách hóa màng phổi rõ
B. Tràn dịch màng phổi thể khu trú
C. Hình ảnh đường cong Damoiseau điển hình
D. Mức dịch nằm ngang
Câu 26: Tràn dịch màng phổi P kèm u buồng trứng gặp trong b/c:
A. Katagener
B. Monnier-Kulin
C. Meigh’s
D. Paucoat-Tobias
Câu 27: Tràn dịch đáy phổi T kèm đau vùng thượng vị và có phản ứng màng bụng thường nghĩ đến nhiều nhất là:
A. Thủng dạ dày
B. Viêm tụy cấp
C. Áp xe gan vỡ vào phổi
D. Sỏi mật - áp xe mật quản
Câu 28: Kháng sinh có thể được đưa vào màng phổi để điều trị viêm màng phổi mủ là:
A. Vancomycin
B. Metronidazol
C. Nhóm aminozide
D. Nhóm Macrolid
Câu 29: Gluose trong dịch màng phổi rất thấp thường gặp trong:
A. Ung thư màng phổi
B. Lao màng phổi
C. Viêm mủ màng phổi
D. Suy tim, suy thận
Câu 30: Lồng ngực phù nề, đỏ đau và có tuần hoàn bàng hệ là do:
A. Viêm màng phổi mủ
B. Ung thư màng phổi
C. U trung thất
D. Lao màng phổi
Câu 31: Trong viêm màng phổi mủ, kháng sinh phải được chỉ định:
A. Ít nhất 2 kháng sinh bằng đường toàn thân
B. Sớm, uống với liều cao
C. Tiêm trực tiếp ngay vào màng phổi
D. Phải có kháng sinh đồ
Câu 34: Dự trữ glucose tiếp tục cung cấp cho não bao nhiêu giây sau khi ngưng tuần hoàn:
A. 180
B. 150
C. 120
D. 90
Câu 35: Thở kiểu Cheyne-Stokes thường gặp trong hôn mê do:
A. Đái tháo đường
B. Xơ gan mất bù
C. Urê máu cao
D. Tổn thương cầu não
Câu 36: Loại nào sau đây không thuộc hôn mê trong đái tháo đường:
A. Hạ đường máu
B. Nhiễm toan xeton
C. Hạ natri máu
D. Toan do axit lactic
Câu 37: Thở kiểu Cheyne - Stokes không gặp trong hôn mê gì:
A. Nhiễm toan
B. Nhiễm kiềm
C. Ure máu cao; Hôn mê tăng thẩm thấu
D. Tất cả đều đúng
Câu 38: Khi hôn mê có nhịp thở kiểu Cheyne -Stokes nghĩ tới nguyên nhân gì đầu tiên:
A. Suy gan
B. Suy thận
C. Hạ đường huyết
D. Tổn thương một bên bán cầu não
Câu 39: Tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp trong hôn mê do:
A. Rượu
B. Ure máu cao
C. Hôn mê do đái tháo đường
D. Ngộ độc CO
Câu 40: Hôn mê giai đoạn I (nông) gồm các dấu chứng sau ngoại trừ:
A. Phản xạ mủi mi bình thường
B. Phản xạ kết mạc còn
C. Điện não có sóng delta và theta
D. Kích thích đau phản ứng kém
Câu 41: Hôn mê giai đoạn III gồm các dấu chứng sau ngoại trừ:
A. Không còn đáp ứng bởi kích thích đau
B. Mất phản xạ mủi mi
C. Mất phản xạ kết mạc
D. Điện não có sóng delta nhiều
Câu 43: Đặc điểm nào sau đây là cho 3 điểm trong thang điểm Glasgow:
A. Mở mắt khi gây đâu
B. Nói trả lời hạn chế
C. Không rõ nói gì
D. Co cứng gấp chi trên, co cứng duỗi chi dưới
Câu 44: Đặc điểm nào sau đây là cho 2 điểm trong thang điểm Glasgow:
A. Mở mắt khi ra lệnh
B. Nói trả lời lộn xộn
C. Không rõ nói gì
D. Co cứng mất não
Câu 45: Trong hôn mê sâu thì 2 nhãn cầu có thể ở vị trí sau ngoại trừ:
A. Nhãn cầu đưa ra ngoài
B. Không cố định theo trục
C. Nhãn cầu cúi chào
D. Nhãn cầu quả lắc
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận