Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự - Phần 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự - Phần 10

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 144 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự - Phần 10. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hộ tịch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý như thế nào?

A. Xử lý vi phạm hành chính

B. Truy cứu trách nhiệm hình sự

C. Cán bộ, công chức vi phạm, ngoài bị xử lý vi phạm hành chính hoặc Truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức

D. Cả 3 biện pháp xử lý trên đều đúng

Câu 3: Cá nhân không được thay đổi hộ tịch trong trường hợp nào?

A. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự

B. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi

C. Thay đổi dân tộc theo ý thích

D. Thay đổi thông tin về nơi sinh của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự

Câu 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp nào?

A. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch

B. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

C. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

D. Trong cả 3 trường hợp trên

Câu 5: Cơ quan nào có thẩm quyền xác định lại dân tộc?

A. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân

B. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân

C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân

D. Bộ Tư pháp

Câu 6: Nội dung nào dưới đây về ủy quyền không đúng?

A. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật

B. Phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch

C. Người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền

D. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, hai bên có yêu cầu phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không được có văn bản ủy quyền cho bên còn lại

Câu 7: Việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động được thực hiện trong trường hợp nào?

A. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ

B. Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được

C. Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được

D. Cả ba trường hợp trên

Câu 8: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị sử dụng trong mấy tháng?

A. 1 tháng kể từ ngày cấp

B. 3 tháng kể từ ngày cấp

C. 6 tháng kể từ ngày cấp

D. 9 tháng kể từ ngày cấp

Câu 9: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu?

A. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú. Nếu không có nơi thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

B. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thường trú. Nếu không có nơi thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,  nơi thường trú. Nếu không có nơi thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

D. Cơ quan đại diện ngoại giao

Câu 10: Nhận định nào dưới đây đúng về quyền suy đoán vô tội?

A. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS này quy định và có bản án kết tội của Tòa án.

B. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

C. Người bị buộc tội được coi là có tội khi có bản kết tội của Tòa án.

D. Phương án a và c đúng

Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng về nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân?

A.  Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

B. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.

C. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

D. Phương án a và b đúng.

Câu 12: Nội dung nào là bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân?

A. Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân

B. Không ai được xâm phạm chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân

C. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

D. Phương án a và c đúng

Câu 13: Hành vi nào sau đây là hành vi phạm tội hành hạ người khác?

A. Đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà những người đó không phải là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

B. Làm nhục ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của mình

C. Đối xử tàn ác với người trước đây có công nuôi dưỡng mình nhưng nay già yếu, tàn tật, hoàn toàn phụ thuộc mình

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 14: Tội dùng nhục hình thuộc nhóm tội phạm nào?

A. Tội phạm ít nghiêm trọng.

B. Tội phạm nghiêm trọng.

C. Tội phạm rất nghiêm trọng.

D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 15: Hình phạt tử hình được áp dụng như thế nào?

A. Chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

B. Không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân

C. Được áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 18 tuổi trở lên

D. Phương án a và b đúng

Câu 16: Hành vi nào sau đây cấu thành tội làm nhục người khác?

A. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ

B. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đang dạy dỗ, nuôi dưỡng mình

C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

D. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ

Câu 17: Người nào có thể phạm tội giết con mới đẻ?

A. Bố đẻ

B. Mẹ đẻ

C. Bất kỳ người nào cũng có thể phạm tội này

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 18: Con mới đẻ trong tội giết con mới đẻ được xác định như thế nào?

A. Là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại.

B. Là đứa trẻ mới sinh ra trong mười ngày trở lại.

C. Là đứa trẻ mới sinh ra trong mười lăm ngày trở lại.

D. Là đứa trẻ mới sinh ra trong ba mươi ngày trở lại

Câu 19: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định thế nào?

A. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

B. Thu nhập thực tế bị mất

C. Thu nhập thực tế bị giảm sút

D. Cả 3 nội dung trên đều đúng

Câu 21: Hành vi nào dưới đây cấu thành tội lây truyền HIV cho người khác?

A. Biết mình bị nhiễm HIV và vô ý lây truyền HIV cho người khác

B. Biết mình bị nhiễm HIV và nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục

C. Biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 22: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi cấu thành tội vu khống?

A. Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

B. Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền

C. Loan truyền những thông tin được biết về bí mật đời tư gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

D. Cả 3 hành vi nêu tại điểm a,b,c nói trên

Câu 23: Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm là bao lâu?

A. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

B. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người thành niên nhưng không có khả năng lao động mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết cho đến khi người thành niên đó chết

C. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 24: Nội dung nào không là nguyên tắc thi hành án hình sự?

A. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

B. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh

C. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án

D. Bảo đảm người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại

Câu 25: Nội dung nào sâu đây không thuộc quy định Bộ luật dân sự 2015 về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình?

A. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

B. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác

C. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

D. Bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoàn toàn là trách nhiệm của cá nhân và gia đình

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên