Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích - Phần 9. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
60 Phút
Tham gia thi
35 Lần thi
Câu 1: Coi phản ứng: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k) là phản ứng đơn giản (phản ứng một giai đoạn). Nếu làm giảm bình chứa hỗn hợp khí trên một nửa (tức là tăng nồng độ mol/l các chất trong phản ứng trên hai lần) thì vận tốc phản ứng trên sẽ như thế nào?
A. Vận tốc phản ứng tăng hai lần
B. Vận tốc phản ứng tăng 8 lần
C. Vận tốc phản ứng không thay đổi
D. Vận tốc phản ứng sẽ giảm vì vận tốc phản nghịch tăng nhanh hơn
Câu 2: Xem phản ứng cân bằng sau đây là phản ứng đơn giản:
A. Vận tốc phản ứng tăng 8 lần
B. Vận tốc phản ứng nghịch tăng 4 lần
C. Vận tốc phản ứng thuận tăng 8 lần
D. Do vận tốc phản ứng thuận tăng nhanh hơn phản ứng nghịch, nên phản ứng sẽ trên sẽ dịch chuyển theo chiều thuận
Câu 3: Hòa tan hỗn hợp quặng Xiđerit (chứa FeCO3) và Pyrit (chứa FeS2) bằng dung dịch axit nitric, thu được hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với Nitơ bằng 80/49. Hai khí đó là:
A. CO2; NO2
B. CO2; NO
C. CO2; SO2
D. SO2; N2O
Câu 4: Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần thêm vào 250 gam dung dịch CuSO4 5% nhằm thu được dung dịch CuSO4 8% là:
A. 10 gam
B. 12,27 gam
C. 13,39 gam
D. 14,36 gam
Câu 6: Độ tan của muối ăn (NaCl) trong nước ở 80˚C là 38,1 gam (nghĩa là ở 80˚C, 100 gam nước hòa tan được tối đa 38,1 gam NaCl). Khi làm nguội 150 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 80˚C về 20˚C thì có m gam muối kết tủa, và thu được dung dịch có nồng độ 26,4%. Chọn kết luận đúng:
A. Sự hòa tan NaCl trong nước là một quá trình tỏa nhiệt
B. Dung dịch bão hòa NaCl ở 80˚C có nồng độ là 27,59%
C. m = 2,42 gam
D. Cả B và C
Câu 7: Ion A- có 18 điện tử. Điện tử mà nguyên tử A nhận vào ở phân lớp, lớp điện tử nào của A?
A. phân lớp s, lớp thứ tư
B. phân lớp p, lớp thứ ba
C. phân lớp p, lớp thứ tư
D. phân lớp d, lớp thứ ba
Câu 8: Một cốc nước có chứa: a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol HCO3-, d mol Cl-, e mol SO42-. Chọn phát biểu đúng:
A. Đây là nước cứng tạm thời
B. Đây là nước cứng vĩnh cửu
C. Đây là nước cứng toàn phần, nhưng ion Ca2+ và SO42- không thể hiện diện trong cùng một dung dịch được, vì nó sẽ kết hợp tạo kết tủa CaSO4 tách khỏi dung dịch
D. c = 2(a +b) – (d + 2e)
Câu 10: Xét phản ứng: FeS2 + H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. 1; 7
B. 14; 2
C. 11; 2
D. 18; 2
Câu 12: Xét các dung dịch sau đây đều có nồng độ 0,1 mol/l: NaCl; HCl; NaOH; Ba(OH)2; NH4Cl; Na2CO3. Trị số pH tăng dần của các dung dịch trên là:
A. HCl < NaCl < NH4Cl < Na2CO3 < NaOH < Ba(OH)2
B. HCl < NaCl < Na2CO3 < NH4Cl < NaOH < Ba(OH)2
C. HCl < Na2CO3 < NH4Cl < NaCl < NaOH < Ba(OH)2
D. HCl < NH4Cl < NaCl < Na2CO3 < NaOH < Ba(OH)2
Câu 13: Hàm lượng sắt trong loại quặng sắt nào cao nhất? (Chỉ xét thành phần chính, bỏ qua tạp chất)
A. Hematit
B. Pyrit
C. Manhetit
D. Xiđerit
Câu 14: Dung dịch D được tạo ra do hòa tan khí NO2 vào dung dịch xút có dư. Cho bột kim loại nhôm vào dung dịch D, có 4,48 lít hỗn hợp K gồm hai khí (đktc) thoát ra, trong đó có một khí có mùi khai đặc trưng. Tỉ khối của K so với heli bằng 2,375. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp K là:
A. 50%; 50%
B. 40%; 60%
C. 30%; 70%
D. 35%; 65%
Câu 15: Hỗn hợp A gồm mẩu đá vôi (chứa 80% khối lượng CaCO3) và mẩu quặng Xiđerit (chứa 65% khối lượng FeCO3). Phần còn lại trong đá vôi và quặng là các tạp chất trơ. Lấy 250 ml dung dịch HCl 2,8M cho tác dụng với 38,2 gam hỗn hợp A. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào dưới đây phù hợp?
A. Không đủ HCl để phản ứng hết các muối Cacbonat
B. Các muối Cacbonat phản ứng hết, do có HCl dư
C. Phản ứng xảy ra vừa đủ
D. Không đủ dữ kiện để kết luận
Câu 18: Metylamin là một chất khí có mùi khai giống amoniac, metylamin hòa tan trong nước và có phản ứng một phần với nước theo phản ứng:
A. Axit
B. Bazơ
C. Chất bị oxi hóa
D. Chất bị khử
Câu 19: Để một hóa chất có thể làm phân bón thì cần điều kiện gì?
A. Chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự dinh dưỡng và tăng trưởng của cây
B. Chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự dinh dưỡng, tăng trưởng của cây và hóa chất phải ít hòa tan trong nước để không bị hao hụt do nước mưa cuốn trôi
C. Hóa chất phải hòa tan được trong nước
D. Cả A và C
Câu 20: Khi người thợ hàn hoạt động cũng như khi cắt kim loại bằng mỏ hàn (dùng nhiệt độ cao của mỏ hàn điện để kim loại nóng chảy và đứt ra), ngoài các hạt kim loại chói sáng bắn ra còn có mùi khét rất khó chịu. Mùi khét này chủ yếu là mùi của chất nào?
A. Mùi của oxit kim loại
B. Mùi của ozon tạo ra từ oxi ở nhiệt độ cao
C. Mùi của các tạp chất trong kim loại cháy tạo ra (như do tạp chất S cháy tạo SO2)
D. Mùi của hơi kim loại bốc hơi ở nhiệt độ cao
Câu 24: Trong các chất và ion: CH3COO-; NH3; NO3-; CO32-; OH-; Cl-; SO42-; AlO2-; C6H5NH3+; C6H5O- (phenolat); ClO4-; K+; Fe3+; C2H5O- (etylat); S2-; C6H5NH2 (anilin) thì các chất được coi là bazơ là:
A. NH3; OH-; C6H5NH2
B. CH3COO-; NH3; CO32-; OH-; AlO2-; C6H5O-; C2H5O-; S2-; C6H5NH2
C. CH3COO-; CO32- ; AlO2-; C6H5O-; ClO4-; C2H5O-; S2-
D. Cả A và C
Câu 25: Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C (mol/l). Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,68 gam kết tủa. Trị số của C là:
A. 0,16M
B. 0,16M và 0,2M
C. 0,24M
D. Cả A và C
Câu 26: H2S có chứa S có số oxi hóa cực tiểu, bằng -2. Chọn phát biểu đúng:
A. H2S chỉ có thể đóng vai trò chất khử hoặc tham gia như chất trao đổi, chứ không thể đóng vai trò chất oxi hóa
B. Trong phản ứng oxi hóa, H2S thường bị oxi hóa tạo lưu huỳnh đơn chất có số oxi hoá bằng 0 hay hợp chất SO2 trong đó S có số oxi hóa bằng +4. H2S không bao giờ bị khử
C. Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử, H2S có thể đóng vai trò chất oxi hóa
D. Cả A và B
Câu 27: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 100%
B. 90,9%
C. 83,3%
D. 70%
Câu 28: Hỗn hợp A dạng bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Cho khí H2 dư tác dụng hoàn toàn với 14,12 gam hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 2,24 lít khi hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là:
A. 56,66% Fe2O3; 43,34% Al2O3
B. 52,48% Fe2O3; 47,52% Al2O3
C. 40% Fe2O3; 60% Al2O3
D. 60% Fe2O3; 40% Al2O3
Câu 29: Trong các dung dịch sau đây: KCl; KHCO3; KHSO4; KOH; KNO3; CH3COOK; C6H5OK (kali phenolat); K2SO4; KI; K2S; KBr; KF; CH3CH2OK; KAlO2; KClO4, dung dịch nào có pH > 7?
A. KOH; CH3COOK; C6H5OK; K2S; CH3CH2OK; KAlO2
B. KOH; KCl; KNO3; K2SO4; KI; KBr; KF; KClO4
C. KOH; KHCO3; CH3COOK; C6H5OK; K2S; CH3CH2OK; KAlO2; KClO4
D. KOH; KHCO3; CH3COOK; C6H5OK; K2S; KF; CH3CH2OK; KAlO2
Câu 30: Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O và N2. Tỉ lệ thể tích VNO : VN2O : VN2 = 3:2:1. Trị số của m là:
A. 32,4 gam
B. 31,5 gam
C. 40,5 gam
D. 24,3 gam
Câu 31: Hệ số đứng trước FeCl2; FeCl3 để phản ứng
A. (y-x); (3x-2y)
B. (2x-3y); (2x-2y)
C. (3x-y); (2y-2x)
D. (3x-2y); (2y-2x)
Câu 32: Điện phân dung dịch AgNO3, dùng điện cực bằng bạc. Cường độ dòng điện 5 A, thời gian điện phân 1 giờ 4 phút 20 giây.
A. Khối lượng catot tăng do có kim loại bạc tạo ra bám vào
B. Khối lượng anot giảm 21,6 gam
C. Có 1,12 lít khí O2 (đktc) thoát ra ở anot và dung dịch sau điện phân có chứa 0,2 mol HNO3
D. Cả A và C
Câu 33: Trộn dung dịch axit oxalic với dung dịch canxi clorua, có hiện tượng gì xảy ra?
A. Thấy dung dịch đục, do có tạo chất không tan
B. Dung dịch trong suốt, không có phản ứng xảy ra, vì axit hữu cơ yếu (HOOC-COOH) không tác dụng được với muối của axit mạnh (HCl)
C. Lúc đầu dung dịch trong, do không có phản ứng, nhưng khi đun nóng thấy dung dịch đục là do phản ứng xảy ra được ở nhiệt độ cao
D. Khi mới đổ vào thì dung dịch đục do có tạo chất không tan canxi oxalat, nhưng một lúc sau thấy kết tủa bị hòa tan, dung dịch trở lại trong là do axit mạnh HCl vừa tạo ra phản ứng ngược trở lại
Câu 34: Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y là:
A. x = 0,08; y = 0,03
B. x = 0,07; y = 0,02
C. x = 0,09; y = 0,01
D. x = 0,12; y = 0,02
Câu 35: Thứ tự trị số pH giảm dần của các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol/lít: KCl; NH4Cl; KOH; HCl; K2CO3; Ba(OH)2; H2SO4 là:
A. Ba(OH)2 > KOH > KCl > K2CO3 > NH4Cl > HCl > H2SO4
B. Ba(OH)2 > KOH > K2CO3 > KCl > NH4Cl > HCl > H2SO4
C. Ba(OH)2 > KOH > K2CO3 > NH4Cl > KCl > HCl > H2SO4
D. H2SO4 > HCl > NH4Cl > KCl > K2CO3 > KOH > Ba(OH)2
Câu 37: Khối lượng riêng của kim loại Canxi là 1,55 gam/ml. Thể tích của 1 mol Ca bằng bao nhiêu?
A. 25,806 ml
B. 34,720 ml
C. 22,4 lít
D. 25,806 lít
Câu 38: Thủy ngân (Hg) là kim loại duy nhất hiện diện dạng lỏng ở điều kiện thường. Hơi thủy ngân rất độc. Thủy ngân có khối lượng phân tử là 200,59, có khối lượng riêng bằng 13,55 gam/ml. Tỉ khối của thủy ngân và tỉ khối hơi của thủy ngân có trị số là:
A. Đều bằng 6,9
B. Đều bằng 13,55
C. 13,55 và 6,9
D. Tất cả đều sai
Câu 39: Khối lượng riêng của khí ozon ở 27,3˚C; 106,4 cmHg bằng bao nhiêu?
A. 1,818 g/ml
B. 2,727 g/ml
C. 3,562 g/l
D. 2,727g/l
Câu 40: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. FeS2 + 2HCl → FeCl2 + S + H2S
B. FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O
C. 2FeI2 + I2 → 2FeI3
D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích có đáp án Xem thêm...
- 35 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận