Câu hỏi: Hòa tan hỗn hợp quặng Xiđerit (chứa FeCO3) và Pyrit (chứa FeS2) bằng dung dịch axit nitric, thu được hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với Nitơ bằng 80/49. Hai khí đó là:
A. CO2; NO2
B. CO2; NO
C. CO2; SO2
D. SO2; N2O
Câu 1: H2S có chứa S có số oxi hóa cực tiểu, bằng -2. Chọn phát biểu đúng:
A. H2S chỉ có thể đóng vai trò chất khử hoặc tham gia như chất trao đổi, chứ không thể đóng vai trò chất oxi hóa
B. Trong phản ứng oxi hóa, H2S thường bị oxi hóa tạo lưu huỳnh đơn chất có số oxi hoá bằng 0 hay hợp chất SO2 trong đó S có số oxi hóa bằng +4. H2S không bao giờ bị khử
C. Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử, H2S có thể đóng vai trò chất oxi hóa
D. Cả A và B
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y là:
A. x = 0,08; y = 0,03
B. x = 0,07; y = 0,02
C. x = 0,09; y = 0,01
D. x = 0,12; y = 0,02
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Dung dịch D được tạo ra do hòa tan khí NO2 vào dung dịch xút có dư. Cho bột kim loại nhôm vào dung dịch D, có 4,48 lít hỗn hợp K gồm hai khí (đktc) thoát ra, trong đó có một khí có mùi khai đặc trưng. Tỉ khối của K so với heli bằng 2,375. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp K là:
A. 50%; 50%
B. 40%; 60%
C. 30%; 70%
D. 35%; 65%
30/08/2021 5 Lượt xem
Câu 4: Trộn dung dịch axit oxalic với dung dịch canxi clorua, có hiện tượng gì xảy ra?
A. Thấy dung dịch đục, do có tạo chất không tan
B. Dung dịch trong suốt, không có phản ứng xảy ra, vì axit hữu cơ yếu (HOOC-COOH) không tác dụng được với muối của axit mạnh (HCl)
C. Lúc đầu dung dịch trong, do không có phản ứng, nhưng khi đun nóng thấy dung dịch đục là do phản ứng xảy ra được ở nhiệt độ cao
D. Khi mới đổ vào thì dung dịch đục do có tạo chất không tan canxi oxalat, nhưng một lúc sau thấy kết tủa bị hòa tan, dung dịch trở lại trong là do axit mạnh HCl vừa tạo ra phản ứng ngược trở lại
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Điện phân dung dịch AgNO3, dùng điện cực bằng bạc. Cường độ dòng điện 5 A, thời gian điện phân 1 giờ 4 phút 20 giây.
A. Khối lượng catot tăng do có kim loại bạc tạo ra bám vào
B. Khối lượng anot giảm 21,6 gam
C. Có 1,12 lít khí O2 (đktc) thoát ra ở anot và dung dịch sau điện phân có chứa 0,2 mol HNO3
D. Cả A và C
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích - Phần 9
- 35 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận