Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 44

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 44

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 116 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 44. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Các công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu như quy định dưới đây về:

A. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; An toàn về kết cấu; An toàn về phòng chống cháy, nổ; Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng công trình.

B. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; Tiện nghị và trang thiết bị đầy đủ; An toàn về phòng chống cháy, nổ; An toàn về kết cấu.

C. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; Nội thất và trang thiết bị đầy đủ; An toàn về phòng chống cháy, nổ; Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng công trình.

D. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; Nội thất và trang thiết bị đầy đủ; An toàn về phòng chống cháy, nổ; Hiệu quả kinh tế và kết cấu bền vững.

Câu 2: Nhà và công trình thiết kế xây dựng trong khu vực có quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị phải tuân thủ:

A. Chỉ giới đường đỏ của khu vực xây dựng

B. Chỉ giới xây dựng của khu đất xây dựng

C. Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị của khu vực

D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Mặt bằng hiện trạng trong hồ sơ thiết kế phải thể hiện được những yêu cầu sau:

A. Mối liên hệ giữa công trình thiết kế với môi trường xung quanh và hướng của ngôi nhà

B. Mối liên hệ giữa cao độ của công trình với cao độ của một điểm xác định trong hệ thống nhất cao độ toàn quốc

C. Mối liên hệ giữa cao độ của công trình với cao độ trung bình của mặt bằng hiện trạng

D. Tất cả các yêu cầu trên

Câu 4: Giải pháp kiến trúc cho các công trình dân dụng, công nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau:

A. Yêu cầu về quy hoạch; chức năng sử dụng; môi trường và cảnh quan; kinh tế - xã hội

B. Yêu cầu về tổng thể; kiến trúc; kết cấu; dự toán

C. Yêu cầu về hình thức; chức năng sử dụng; bền vững; kinh tế

D. Yêu cầu về môi trường; xã hội; văn hóa; kinh tế

Câu 5: Bản vẽ mặt bằng công trình trong thiết kế kiến trúc cần thể hiện:

A. Bố cục mặt nằng với kích thước chính của các phòng; các tường, vách cột

B. Cửa đi (có vẽ hướng cửa mở), cửa sổ, lỗ tường, cầu thang…; Diện tích của các phòng tính bằng m2 , được ghi vào một góc phòng và có gạch dưới

C. Xung quanh mặt bằng có ghi kích thước giữa các mẳng tường, các trục tường và tổng chiều dài (hay chiều rộng) cửa ngôi nhà hay công trình; Độ cao của tầng (nếu cần) so với cao độ ± 0.000 của công trình

D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Bản vẽ mặt bằng tầng công trình trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật cần ghi đầy đủ:

A. Tổng kích thước của toàn công trình và các bộ phận chính

B. Bên ngoài hình vẽ: Kích thước của mảng tường, lỗ cửa, khoảng cách giữa các trục của cửa đi, cửa sổ, khoảng cách giữa các trục của những bước cột ở công trình có kết cấu khung

C. Bên trong hình vẽ: Các kích thước hai chiều của các bộ phận buồng, phòng, tên, số thứ tự, diện tích sử của chúng (Trong trường hợp cần thiết cần ghi cả ký hiệu vật liệu lát nền) kích thước chiều rộng, chiều cao bên trong của cửa sổ, cao độ sàn của các tầng so với cao độ ± 0.000 của công trình

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 7: Bản vẽ mặt bằng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngoài ghi đầy đủ như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cần thể hiện thêm:

A. Các kích thước chính liên quan đến việc lắp các trang thiết bị cố định

B. Các vật liệu ốp tường, chân tường, vật liệu chống thấm và tất cả các kết cấu cần thiết phải thể hiện phù hợp với yêu cầu tỷ lệ kích thước của hình

C. Khuôn và cấu tạo chính của cửa

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 8: Mặt bằng tầng trong bản vẽ kiến trúc là:

A. Hình cắt bằng của ngôi nhà hay công trình khi dùng một mặt phẳng cắt nằm ngang ở cao độ cách mặt sàn khoảng cách bằng 1/3 chiều cao của tầng (hoặc ở cao độ 1 m trên mặt sàn) cắt qua ngôi nhà hay công trình. Trong trường hợp cửa sổ được thiết kế cao hơn cao độ quy ước ở trên, thì mặt cắt ngang được lấy ở cao độ ngang qua cửa sổ.

B. Hình ảnh những gì có thể trông thấy được trên hình chiếu bằng các tầng của ngôi nhà hay công trình.

C. Hình chiếu bằng các tầng của ngôi nhà hay công trình trên mặt bằng các tầng.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 9: Trong bản vẽ mặt bằng của mái bằng thể hiện:

A. Khe lún của công trình (nếu có), Vị trí ống khói, ống thông hơi, lỗ thoát nước mưa và các bộ phận của công trình có trên mái

B. Kích thước định vị của các bộ phận trên mái với nhau hoặc so với một điểm cố định

C. Hướng thoát nước, độ cao của rãnh thoát nước, đường phân thủy

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 10: Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thể hiện với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 và phải thể hiện:

A. Không gian bên trong của công trình

B. Độ cao và kết cấu các bộ phận công trình

C. Những chỗ đặc trưng nhất của công trình

D. Tất cả các nội dung nêu trên

Câu 12: Trong hồ sơ kiến trúc thiết kế bản vẽ thi công phần kiến trúc, các nội dung sau đây được thể hiện trên bản vẽ nào:

A. Mặt bằng tổng thể

B. Mặt bằng các tầng

C. Mặt cắt công trình

D. Mặt đứng công trình

Câu 13: Trong hồ sơ kiến trúc thiết kế bản vẽ thi công phần kiến trúc, các nội dung sau đây được thể hiện trong bản vẽ nào:

A. Mặt bằng tổng thể

B. Mặt bằng các tầng

C. Mặt cắt công trình

D. Mặt đứng công trình

Câu 14: Nội dung của bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến trúc cần thể hiện trong bản vẽ chi tiết của hồ sơ thiết kế kiến trúc:

A. Các chi tiết cấu tạo đặc trưng nhất của các bộ phận kết cấu

B. Vật liệu sử dụng, các kích thước chi tiết, số thứ tự chi tiết

C. Trong một bản vẽ nếu các chi tiết được thể hiện ở các tỷ lệ khác nhau thì bên cạnh hình vẽ phải ghi tỷ lệ kích thước sử dụng

D. Tất cả các nội dung nêu trên

Câu 15: Các nội dung sau đây được thể hiện trên bản vẽ thiết kế kiến trúc nào của hồ sơ thiết kế thi công công trình:

A. Mặt bằng tầng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

B. Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

C. Mặt đứng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

D. Chi tiết trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Câu 16: Theo quy chuẩn hiện hành, yêu cầu về thang máy trong Nhà chung cư, phần nhà chung cư nằm trong tòa nhà có nhiều chức năng, nhà ở tập thể được quy định:

A. Từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 7 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy

B. Từ 6 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 9 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy

C. Từ 7 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 11 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy

D. Từ 9 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 12 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy

Câu 18: Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn:

A. 1 : 1 (45°); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm

B. 2 : 1 (63,5°); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 30 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 25 cm

C. 1 : 1 (45°); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 30 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 25 cm

D. 2 : 1 (63,5°); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm

Câu 21: Trong bệnh viện, kích thước thang máy (cabin) cho bệnh nhân và thang máy (cabin) cho nhân viên không được nhỏ hơn:

A. 1200 mm x 1800 mm và 1000 mm x 1200 mm

B. 1300mm x 2100mm và 1100mm x 1400mm

C. 1400mm x 2200mm và 1200mm x 1500mm

D. 1500mm x 2400mm và 1300mm x 1600mm

Câu 22: Tổ chức không gian các tòa nhà, từng bộ phận của các khối trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

A. Có lối đi riêng cho vận chuyển đồ dùng sạch và đồ vật bẩn

B. Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng

C. Có biện pháp cách ly hợp lý giữa khoa Truyền nhiễm với các khoa khác, với các bộ phận khác trong khoa Truyền nhiễm

D. Tất cả các yêu cầu trên

Câu 24: Công suất sử dụng của bể bơi (số người lớn nhất khi luyện tập hay thi đấu trong cùng một buổi) theo tiêu chuẩn TCVN 4260:2012 được tính như sau:

A. - Bể bơi: 10 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 5 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 15 người/bể

B. - Bể bơi: 12 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 6 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 20 người/bể

C. - Bể bơi: 15 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 8 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 22 người/bể

D. - Bể bơi: 18 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 10 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 25 người/bể

Câu 26: Cách thức xác định độ dốc của khán đài nhà thi đấu thể thao:

A. Theo số chỗ ngồi

B. Theo chiều cao của các hàng ghế

C. Theo tầm nhìn của khán giả đến điểm quan sát

D. Theo các môn thi đấu

Câu 27: Sàn của nhà thi đấu thể thao có thể được các dạng:

A. Sàn bằng chất liệu cao su tổng hợp hoặc Sàn gỗ đàn hồi hoặc nửa đàn hồi

B. Sàn gỗ đàn hồi hoặc nửa đàn hồi và Sàn cấp phối

C. Sàn cấp phối và Sàn bằng chất liệu cao su tổng hợp

D. Tất cả các dạng sàn nêu trên

Câu 30: Tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành quy định:

A. Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Nam, Đông Nam từ phía tay trái của học sinh.

B. Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Nam, Đông Nam từ phía tay phải của học sinh.

C. Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Bắc, Đông Bắc từ phía tay trái của học sinh.

D. Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Bắc, Đông Bắc từ phía tay phải của học sinh.

Câu 31: Tiêu chuẩn diện tích một chỗ đỗ xe được quy định như sau:

A. Mô tô, xe máy: 2,5m2/xe; Xe đạp: 0,8m2/xe; Ô tô: 20 m2/xe.

B. Mô tô, xe máy: 3m2/xe; Xe đạp: 0,9m2/xe; Ô tô: 25 m2/xe.

C. Mô tô, xe máy: 3m2/xe; Xe đạp: 01m2/xe; Ô tô: 30 m2/xe.

D. Mô tô, xe máy: 3,5m2/xe; Xe đạp: 1,2m2/xe; Ô tô: 35 m2/xe.

Câu 34: Quy định về lối thoát hiểm và thang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát theo quy định sau:

A. Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 40m; Chiều dài lối thoát cụt 25m.

B. Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 30m; Chiều dài lối thoát cụt 15m.

C. Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 25m; Chiều dài lối thoát cụt 12m.

D. Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 20m; Chiều dài lối thoát cụt 10m.

Câu 35: Theo quy chuẩn hiện hành, chiếu tới, chiếu nghỉ của cầu thang bộ được quy định:

A. Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải lớn hơn chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.

B. Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.

C. Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải lớn hơn 1,2 chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.

D. Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng 1,2 lần chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.

Câu 37: Theo quy chuẩn hiện hành, chiều cao và chiều rộng bậc của tất cả các bậc thang phải thoả mãn yêu cầu về kích thước tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang (2H+B):

A. Không nhỏ hơn 500mm và không lớn hơn 600mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm).

B. Không nhỏ hơn 550mm và không lớn hơn 650mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm).

C. Không nhỏ hơn 550mm và không lớn hơn 700mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm).

D. Không nhỏ hơn 600mm và không lớn hơn 700mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm).

Câu 38: Theo quy chuẩn hiện hành, yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên cho nhà ở quy định:

A. Tất cả các căn hộ phải được chiếu sáng tự nhiên

B. Căn hộ từ 2 phòng trở lên cho phép tối đa 1 phòng không có chiếu sáng tự nhiên

C. Nhà ở tập thể: tối thiểu 40 % số phòng phải được chiếu sáng tự nhiên

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 39: Trong nhà ở và công trình công cộng, cửa, vách kính được sử dụng tại các nơi có người thường xuyên lui tới bên trong hoặc xung quanh công trình phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

A. Đáp ứng tất cả các yêu cầu 1, 2 và 3.

B. Phải đáp ứng một trong các yêu cầu 1, 2 và 3.

C. Chỉ đáp ứng một yêu cầu 2.

D. Phải đáp ứng yêu cầu 1 và 3.

Câu 41: Để đảm bảo cấu kiện BTCT chịu uốn không bị phá hoại giòn, cần phải có biện pháp:

A. Hạn chế vùng nén của tiết diện bêtông

B. Tăng diện tích cốt thép dọc

C. Giảm lượng cốt đai

D. Cả ba cách trên đều đúng

Câu 42: Khi tính tải trọng gió cho công trình cao, thành phần động của tải trọng gió được xác định thế nào?

A. Bằng trọng lượng công trình nhân với một hệ số

B. Bằng thành phần tĩnh của tải trọng gió nhân với một hệ số

C. Tính theo sự giao động của công trình

D. Tính theo hệ số khí động của công trình

Câu 43: Tổ hợp tải trọng cơ bản để tính kết cấu bao gồm:

A. Tải trọng thường xuyên

B. Tải trọng thường xuyên và một tải trọng tạm thời

C. Tải trọng thường xuyên và các tải trọng tạm thời được nhân với 0,9

D. Cả ba điều đều đúng

Câu 47: Nhà xây gạch có sơ đồ chịu lực cứng là khi có:

A. Sàn BTCT toàn khối

B. Sàn BTCT lắp ghép

C. Tường dọc chịu lực

D. Tường ngang chịu lực

Câu 48: Khi tính sàn có diện tích lớn, hoạt tải sử dụng có thể được giảm đi bằng hệ số. Hệ số này chỉ phụ thuộc vào:

A. Độ cao của sàn trong ngôi nhà

B. Diện tích của sàn

C. Loại phòng sử dụng

D. Diện tích của sàn và loại phòng sử dụng

Câu 50: Sức chịu tải của đất chỉ phụ thuộc vào:

A. Độ sâu đặt móng và lực dính của đất

B. Độ sâu đặt móng, góc ma sát trong và lực dính của đất

C. Độ sâu đặt móng, và góc ma sát trong của đất

D. Cả ba đều không đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên