Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 37

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 37

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 210 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 37. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Thiết kế và thi công xây dựng công trình thủy lợi trên các sông suối có giao thông thủy phải đảm bảo?

A. Ổn định dòng chảy để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được

B. Vận tốc phù hợp để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được

C. Các điều kiện để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được

D. Bảo đảm ổn định lòng dẫn để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được

Câu 4: Khi thiết kế xây dựng công trình thủy lợi dạng khối lớn phải xem xét phân bổ hợp lý vật liệu trong thân công trình, phù hợp với trạng thái nào?

A. Trạng thái dẻo chảy, biến dạng, yêu cầu chống thấm

B. Trạng thái ứng suất, biến dạng, yêu cầu chống thấm

C. Trạng thái ứng suất, phân bố nhiệt, yêu cầu chống thấm

D. Trạng thái ứng suất, biến dạng, phân bố nhiệt

Câu 5: Khi thiết kế sửa chữa, phục hồi, nâng cấp và mở rộng công trình thủy lợi phải đáp ứng thêm các yêu cầu nào?

A. Xác định rõ mục tiêu sửa chữa, phục hồi, nâng cấp, mở rộng công trình

B. Không được gây ra những ảnh hưởng bất lợi quá mức cho các hộ đang dùng nước

C. Đánh giá đúng chất lượng, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị, nền và công trình

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Các công trình hồ chứa nước đều phải có quy trình vận hành đạt được các yêu cầu nào?

A. Cấp nước

B. Phòng chống lũ cho hồ chứa nước

C. Phòng chống lũ cho hạ lưu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Khi việc lấy nước (hoặc tiêu nước) gây ảnh hưởng xấu đến những hộ dùng nước hoặc dân sinh, môi trường hiện có thì cơ quan lập dự án cần làm gì?

A. Luận chứng về các ảnh hưởng này, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới

B. Luận chứng về các tác động môi trường, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới

C. Luận chứng về các tác động kinh tế, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới

D. Luận chứng về các tác động xã hội, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới

Câu 9: Tính toán thiết kế cụm công trình đầu mối các loại dựa vào các loại tần suất nào?

A. Tần suất thiết kế

B. Tần suất lũ cực hạn

C. Tần suất kiểm tra, Tần suất thiết kế

D. Tần suất mưa cực đại

Câu 10: Lưu lượng, mực nước thấp nhất nào được dùng để tính toán ổn định kết cấu công trình, nền móng đầu mối hồ chứa?

A. Mực nước chết, mực nước tháo cạn thấp nhất để sửa chữa, nạo vét v.v...

B. Mực nước trung bình ngày thấp nhất

C. Mực nước tháo cạn thấp nhất để sửa chữa, nạo vét v.v...

D. Mực nước thấp nhất quy định trong khai thác

Câu 14: Khi thiết kế công trình thủy lợi phải tính toán theo tổ hợp tải trọng nào?

A. Cơ bản, Kiểm tra

B. Đặc biệt

C. Kiểm tra

D. Biến đổi khí hậu

Câu 15: Tổ hợp tải trọng đặc biệt bao gồm các tải trọng và tác động nào?

A. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do sóng

B. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do động đất

C. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do động gió

D. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do tàu thuyền

Câu 16: Hệ số an toàn dùng để đánh giá?

A. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng chung cho từng hạng mục công trình và nền

B. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng cục bộ cho từng hạng mục công trình và nền

C. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng cho từng hạng mục công trình và nền

D. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng, chuyển vị cho từng hạng mục công trình và nền

Câu 17: Hệ số an toàn về ổn định của các hạng mục công trình và hệ công trình - nền phải đảm bảo các yêu cầu nào?

A. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 80% và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 85% các giá trị quy định

B. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 90% và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 85% các giá trị quy định

C. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 90% và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 95% các giá trị quy định

D. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 85% và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 90% các giá trị quy định

Câu 20: Để đảm bảo khi xả lũ thiết kế và lũ kiểm tra, mực nước hồ không được vượt quá mực nước nào dưới đây?

A. Mực nước gia cường thiết kế và kiểm tra

B. Mực nước đón lũ thiết kế và kiểm tra

C. Mực nước dâng bình thường thiết kế và kiểm tra nhưng xét đến điều kiện biến đổi khí hậu

D. Mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra

Câu 22: Thiết kế bể hút phải đảm bảo dòng chảy từ kênh dẫn vào bể hút và từ bể hút vào máy bơm thuận dòng với tổn thất nào?

A. Cột nước là cao nhất

B. Lưu lượng là cao nhất

C. Cột nước là thấp nhất

D. Lưu lượng là thấp nhất

Câu 23: Kiên cố hoá kênh mương phải đáp ứng yêu cầu nào?

A. Tiết kiệm vật liệu, kết hợp giao thông nông thôn

B. Tiết kiệm đất, mở rộng bờ kênh để kết hợp giao thông nông thôn

C. Sử dụng vật liệu địa phương, kết hợp giao thông nông thôn

D. Sử dụng nhân lực địa phương, kết hợp giao thông nông thôn

Câu 25: Tiêu chuẩn an toàn của công trình đê sông được xác định bằng các thông số nào?

A. Mức bảo đảm thiết kế

B. Chu kỳ lặp lại của lũ

C. Hệ số an toàn và mức đảm bảo thiết kế

D. An toàn của thân đê

Câu 26: Khi thiết kế mặt cắt đê biển cần thực hiện những nội dung nào sau đây?

A. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh tường chắn sóng, thân đê và chân đê, kết cấu bảo vệ mái

B. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh tường chắn sóng, kết cấu mặt đê, các kết cấu chuyển tiếp

C. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh đê, thân đê và chân đê, các kết cấu chuyển tiếp

D. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh tường chắn sóng, kết cấu mặt đê, kết cấu bảo vệ mái

Câu 27: Khi thiết kế tường chống tràn đỉnh đê (gọi tắt là tường đỉnh) phải thực hiện các tính toán nào sau đây?

A. Tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất nền và yêu cầu chống thấm theo quy định

B. Tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất nền và yêu cầu chắn sóng theo quy định

C. Tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất biến dạng và yêu cầu chắn sóng theo quy định

D. Tính toán kiểm tra độ bền, ổn định về trượt, lật, ứng suất, lún, biến dạng và yêu cầu chắn sóng theo quy định

Câu 28: Khi tính toán ổn định chống trượt mái đê biển phía trong đồng phải tiến hành các tính toán nào sau đây?

A. Mực nước phía biển là mực nước lớn nhất, mực nước phía đồng là mực nước thấp nhất, đê chịu tác động của tải trọng sóng nhỏ nhất

B. Mực nước phía biển là mực nước thiết kế, mực nước phía đồng là mực nước thấp nhất, đê chịu tác động của tải trọng sóng thiết kế

C. Mực nước phía biển là mực nước lớn nhất, mực nước phía đồng là mực nước thiết kế, đê chịu tác động của tải trọng sóng nhỏ nhất

D. Mực nước phía biển là mực nước lớn nhất, mực nước phía đồng là mực nước thiết kế, đê chịu tác động của tải trọng sóng thiết kế

Câu 29: Ngoài tràn xả lũ chính, những hồ nào phải bố trí thêm tràn xả lũ dự phòng (tràn xả lũ vượt kiểm tra)?

A. Hồ từ cấp III trở lên

B. Hồ từ cấp II trở lên

C. Hồ từ cấp I trở lên

D. Chỉ áp dụng cho hồ cấp đặc biệt

Câu 30: Tần suất trận lũ vượt kiểm tra cho công trình từ cấp I trở xuống được quy định như thế nào?

A. Bằng tần suất lũ kiểm tra của công trình vượt 1 cấp so với công trình đang xét

B. Lũ cực hạn

C. Lũ có p = 0,01%

D. b hoặc c

Câu 31: Trong thiết kế công trình xả lũ, khi nào thì phải làm thí nghiệm mô hình để luận chứng tính hợp lý về bố trí và thiết kế thủy lực?

A. Công trình cấp I trở lên

B. Công trình cấp I trở lên hoặc công trình cấp II có điều kiện thủy lực phức tạp

C. Công trình cấp II trở lên

D. Công trình cấp III trở lên

Câu 32: Mục đích của việc khống chế độ ẩm khi đắp đập là gì?

A. Để phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi thi công đập

B. Để tránh co ngót, nứt đập trong quá trình vận hành

C. Để tránh hiện tượng tan rã, lún ướt khi khối đắp bão hòa nước

D. Để đạt được độ chặt lớn nhất khi đắp

Câu 33: Khi sử dụng nhiều loại đất để đắp đập, chỉ tiêu thiết kế của đất đắp được xác định như thế nào?

A. Bằng chỉ tiêu trung bình, áp dụng chung cho toàn mặt cắt

B. Bằng chỉ tiêu của loại đất yếu nhất

C. Thí nghiệm và chọn chỉ tiêu tương ứng cho từng loại đất bố trí ở từng vùng riêng biệt của mặt cắt

D. Thí nghiệm với mẫu bằng vật liệu trộn lẫn tất cả các loại đất

Câu 34: Chiều dày đáy tường nghiêng bằng bê tông cốt thép của đập đất chọn bằng bao nhiêu?

A. Không nhỏ hơn H/Jcp (H- cột nước làm việc lớn nhất; Jcp: của vật liệu bê tông)

B. Không nhỏ hơn H/10

C. Theo điều kiện cấu tạo

D. Bằng 0,3 + mH (mét); m = 0,003-0,004

Câu 35: Nối tiếp đập đất với bờ vai bằng đất cần được xử lý như thế nào?

A. Mặt mái phần vai không dốc quá 1:1,5

B. Không đào dật cấp kiểu bậc thang

C. Cả a và b

D. Phải đào dật cấp kiểu bậc thang

Câu 36: Khi có cống ngầm đặt dưới đập đất thì cần áp dụng biện pháp nào để nối tiếp thân cống với đất đắp đập?

A. Làm các tường (cừ tai) cắm vào thân đập

B. Làm tầng lọc ngược bao quanh ống cống ở đoạn cuối cống

C. Cả a, b và đắp đất sét bọc quanh cống

D. Cả a và b

Câu 37: Chiều rộng của khớp nối nhiệt lâu dài của đập bê tông trên nền đá được xác định trên cơ sở tính toán biến dạng của các đoạn đập kề nhau và có đặc điểm nào sau đây?

A. Thay đổi theo khoảng cách ngang từ vị trí xét đến mặt thượng lưu đập

B. Thay đổi theo khoảng cách đứng từ vị trí xét đến mặt nền

C. Cả a và b

D. Không thay đổi trên toàn khớp nối

Câu 38: Để bảo vệ mặt tràn khỏi bị khí thực phá hủy khi lưu tốc vượt qua 15 m/s cần khống chế các gồ ghề cục bộ trên bề mặt trong phạm vi cho phép và bổ sung biện pháp nào sau đây?

A. Bọc thép phần mặt tràn có khả năng bị xâm thực

B. Đưa không khí vào dòng nước ở vùng có khả năng khí thực

C. Cả a và b

D. Hạn chế độ mở cửa van để khống chế lưu tốc trên mặt tràn

Câu 39: Hệ số an toàn nhỏ nhất cho phép về ổn định của công trình bê tông trên nền đất và đá nửa cứng bằng bao nhiêu (với công trình cấp I)?

A. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,08

B. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,14

C. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,26

D. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,20

Câu 40: Hệ số an toàn nhỏ nhất về ổn định của mái dốc nhân tạo bằng đất đắp cho phép bằng bao nhiêu (với công trình cấp I)?

A. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,428

B. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,35

C. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,282

D. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,215

Câu 41: Độ chặt (hệ số đầm nén) của đất đắp đập từ cấp III trở xuống được quy định bằng bao nhiêu?

A. Không nhỏ hơn 0,92

B. Không nhỏ hơn 0,95; với đập ở vùng có động đất từ cấp VII trở lên: không nhỏ hơn 0,97

C. Không nhỏ hơn 0,95

D. Không nhỏ hơn 0,97

Câu 42: Hệ số thấm K cho đất đắp bộ phận chống thấm của đập được quy định như thế nào?

A. Với đập đồng chất, K không được lớn hơn 10-4cm/s

B. Với tường lõi, tường nghiêng, sân trước, K không được lớn hơn 10-5cm/s

C. Cả a và b

D. Không quy định, miễn là kết quả tính thấm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra

Câu 43: Để đắp khối gia tải hạ lưu trong đập đất nhiều khối, có thể sử dụng loại vật liệu nào?

A. Cát, đá sỏi, sạn, đá dăm, đá khai thác từ mỏ, đất đá đào thải từ các hố móng công trình

B. Bùn cát nạo vét từ đáy hồ, đáy sông

C. Cả a và b

D. Đất sét

Câu 44: Mục đích bố trí tầng lọc ngược phía dưới lớp gia cố mái thượng lưu đập đất là gì?

A. Để giảm chiều dày lớp gia cố chính

B. Phòng chống xói trôi đất thân đập do sóng và khi mực nước hồ hạ đột ngột

C. Giảm lún không đều của lớp gia cố chính

D. Cả 3 ý trên

Câu 45: Chiều dày đáy lõi chống thấm ở đập đất nhiều khối được chọn như thế nào?

A. Theo điều kiện cấu tạo với mái hai bên lõi m = 0,2

B. Thỏa mãn độ bền chống thấm của loại đất làm lõi: t = Z/Jcp

C. Không nhỏ hơn 1/4 chiều cao cột nước

D. Cả b và c

Câu 47: Bộ phận thoát nước kiểu áp mái hạ lưu ở đập đất có chức năng gì?

A. Thoát nước thấm, ngăn ngừa biến dạng thấm ở thân đập

B. Hạ thấp đường bão hòa trong thân đập

C. Thoát nước thấm cho đập và nền

D. Cả a và b

Câu 48: Tính toán ứng suất và biến dạng, chuyển vị thân, nền đập được quy định cho những đập nào?

A. Đập từ cấp I trở lên

B. Đập từ cấp II trở lên

C. Đập từ cấp III trở lên

D. Đập ở tất cả các cấp

Câu 49: Khi thiết kế đập đất từ cấp II trở lên, chiều sâu màn phụt chống thấm trong nền đá nứt nẻ mạnh được quy định như thế nào?

A. Đến độ sâu có lượng mất nước từ 3Lu đến 5Lu, cộng thêm 5m.

B. Không vượt quá 0,5H (H- đầu nước tại mặt cắt đang xét).

C. Theo a, nhưng không vượt quá 1H.

D. Cả a và b.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên