Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 17

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 17

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 349 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 17. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Kiểu tích hợp mà ở đó, người học tìm kiếm sự kết nối kiến thức, kĩ năng giữa các chủ đề trong một môn học là:

A. Tích hợp trong nội bộ môn học

B. Tích hợp liên môn

C. Tích hợp xuyên môn

D. Tích hợp đa môn

Câu 2: Trong nội bộ môn học có thể tích hợp như thế nào?

A. Tích hợp dọc hoặc tích hợp ngang

B. Tích hợp đồng tâm

C. Tích hợp đồng quy

D. Tích hợp xuyên môn

Câu 3: Tạo ra sự kết nối giữa nhiều môn học, phối hợp nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một vấn đề là kiểu tích hợp:

A. Tích hợp trong nội bộ môn học

B. Tích hợp liên môn

C. Tích hợp xuyên môn

D. Tích hợp đa môn

Câu 4: Hình thức dạy học theo các môn học riêng rẽ nhưng các môn học đều có một chủ đề chung là kiểu tích hợp gì:

A. Tích hợp trong nội bộ môn học

B. Tích hợp liên môn

C. Tích hợp xuyên môn

D. Tích hợp đa môn

Câu 5: Kiểu tích hợp hướng vào phát triển những năng lực của học sinh qua nhiều môn học là:

A. Tích hợp trong nội bộ môn học

B. Tích hợp liên môn

C. Tích hợp xuyên môn

D. Tích hợp đa môn

Câu 6: Dạy học tích hợp góp phần giúp giáo viên và học sinh:

A. Giúp giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp học sinh nâng cao năng lực học tập-ứng dụng.

B. Giúp giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp học sinh nâng cao kết quả học tập.

C. Giúp giáo viên dạy nhiều môn, giúp học sinh nâng cao năng lực học tập.

D. Giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm thời gian giảng dạy và học tập.

Câu 7: Có mấy nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học tích hợp?

A. 2 nguyên tắc

B. 3 nguyên tắc

C. 4 nguyên tắc

D. 5 nguyên tắc

Câu 8: Các nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học tích hợp là:

A. Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học.

B. Tăng tính thực hành và vận dụng, tính thực tiễn, quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội của địa phương.

C. Đảm bảo tính khoa học, cập nhật đồng thời vừa sức học sinh; Nội dung bài học/chủ đề tích hợp được xây dựng dựa trên chương trình hiện hành.

D. Tất cả các nguyên tắc trên.

Câu 9: Có mấy bước xây dựng bài học tích hợp?

A. 3 bước

B. 4 bước

C. 4 bước

D. 5 bước

Câu 10: Các bước xây dựng bài học tích hợp là:

A. Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với các môn học trong chương trình, SGK hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp. Bước 2: Dự kiến bài học tích hợp: mục tiêu, nội dung bài học, thời lượng thực hiện. Bước 3: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp. Bước 4: Thực hiện kế hoạch dạy học.

B. Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với các môn học trong chương trình, SGK hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp. Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp. Bước 3: Thực hiện kế hoạch dạy học.

C. Bước 1: Dự kiến bài học tích hợp: mục tiêu, nội dung bài học, thời lượng thực hiện. Bước 2: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với các môn học trong chương trình, SGK hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp. Bước 3: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp. Bước 4: Thực hiện kế hoạch dạy học.

D. Bước 1: Dự kiến bài học tích hợp: mục tiêu, nội dung bài học, thời lượng thực hiện. Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp. Bước 3: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với các môn học trong chương trình, SGK hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp.  Bước 4: Thực hiện kế hoạch dạy học.  

Câu 11: Tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học gồm những thành phần nào?

A. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. 

B. Tổ chuyên môn bao gồm các giáo viên chủ nhiệm cùng khối lớp. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên. 

C. Tổ chuyên môn bao gồm các giáo viên cùng dạy một môn học trong nhà trường tiểu học. Tổ chuyên môn có ít nhất 5 thành viên.

D. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có không quá 7 thành viên.

Câu 12: Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là gì?

A. Cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 

B. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

C. Cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo

D. Đánh giá công tác tháng và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo

Câu 13: Chức năng của tổ chuyên môn ở trường tiểu học là gì?

A. Giúp Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên thảo luận bài học trong sách giáo khoa, thống nhất những nội dung dạy học cần điều chỉnh.

B. Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm; trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

C. Tổ chuyên môn chủ yếu là tổ chức cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm dạy học.

D. Tổ chuyên môn là đầu mối để đề xuất việc đánh giá xếp loại học sinh.

Câu 14: Vị trí của tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học là:

A. Hợp tác, phối hợp các bộ phận, đoàn thể khác thực hiện nhiệm vụ của nhà trường tiểu học.

B. Cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo bổ sung; tổ chức học tập nâng cao chất lượng dạy học.

C. Thảo luận nội dung chuyên môn. Trao đổi, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.

D. Một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường tiểu học.

Câu 15: Một trong những nhiệm vụ của tổ chuyên môn là:

A. Tập hợp giáo viên, xây dựng kế hoạch, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

B. Tổ chuyên môn là đầu mối để đề xuất việc đánh giá xếp loại học sinh.

C. Xây dựng đội ngũ GV cốt cán của tổ, nhóm chuyên môn làm nòng cốt cho hoạt động chuyên môn của nhà trường.

D.  Đánh giá kết quả dạy học của giáo viên, gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm, và tổ chức giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.

Câu 16: Môi trường tự học, tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn có thể tổ chức qua những hình thức nào?

A. Chuyên đề , hội thảo.

B. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

C. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên trong tổ.

D. Phân công giáo viên giúp đỡ, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho nhau.

Câu 17: Các bước tổ chức giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục được tiến hành như thế nào là hợp lý nhất?

A. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị; Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục; Thảo luận chung; Áp dụng.

B. Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục; Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị; Áp dụng; Thảo luận chung. 

C. Giới thiệu mô hình và chia sẻ kinh nghiệm; Tiến hành trao đổi, thảo luận biện pháp; Xây dựng kế hoạch thực hiện; Áp dụng.

D. Góp ý hoàn chỉnh nội dung chia sẻ; Khai thác các điều kiện, biện pháp thực hiện; Áp dụng.

Câu 18: Nội dung "Hỗ trợ giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học, sáng tạo kĩ thuật." là:

A. Chức năng cơ bản của tổ chuyên môn trong trường tiểu học.

B. Trách nhiệm của người tổ trưởng tổ chuyên môn.

C. Vai trò chủ yếu và cơ bản của tổ chuyên môn.

D. Một trong những nhiệm vụ của tổ chuyên môn.

Câu 19: Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đổi mới sự tham gia hợp tác, chia sẻ của phụ huynh và cộng đồng vào giáo dục nên tổ chức theo trình tự các bước nào dưới đây?

A. Phân công thuyết minh nội dung chuẩn bị; Gợi ý vấn đề cần suy ngẫm; Trao đổi về điều học tập được;  Áp dụng.

B. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị; Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung trên; Thảo luận chung; Áp dụng.

C. Gợi ý vấn đề cần suy ngẫm; Trao đổi chia sẻ; Phân công thuyết minh nội dung chuẩn bị; Áp dụng.

D. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung trên; Thảo luận chung; Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị; Áp dụng.

Câu 20: Trong hoạt động dự giờ, người dự cần quan sát hoạt động nào dưới đây?

A. Quan sát giáo viên dạy học.

B. Quan sát hoạt động học của học sinh.

C. Quan sát sản phẩm của học sinh.

D. Quan sát cơ sở, vật chất lớp học.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR]

Chủ đề: Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR] Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Người đi làm