Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 20

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 126 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 20. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

4.0 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá định kì về học tập vào cuối học kì I và cuối năm đối với các môn học, những môn học nào có bài kiểm tra định kì?

A. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc

B. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí

C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng dân tộc

D. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Mĩ thuật

Câu 2: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định quyền và trách nhiệm của học sinh:

A. Được nêu ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá; tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Được nêu ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.

C. Tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.

D. Được nêu ý kiến và nhận xét sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên và nhóm bạn về kết quả đánh giá.

Câu 3: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với lớp 4, lớp 5?

A. Toán, Tiếng Việt

B. Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý

C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử- Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc

D. Tất cả các môn học

Câu 5: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, về mục đích đánh giá giúp học sinh:

A. Có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ

B. Nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của bản thân

C. Có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh

D. Tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh

Câu 6: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định về yêu cầu đánh giá như sau:

A. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

B. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

C. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh.

D. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

Câu 7: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá thường xuyên được hiểu là:

A. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

B. Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục.

C. Những hoạt động nhận xét quá trình học tập của học sinh.

D. Nhận xét định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

Câu 8: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên xử lý như thế nào?

A. Giáo viên tiếp tục lập kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ học sinh cho đến khi đủ điều kiện.

B. Giáo viên quyết định cho học sinh ở lại lớp để không ảnh hưởng đến chất lượng của lớp học tiếp nối mà học sinh đó sẽ học.

C. Tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp.

D. Tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên trao đổi với phụ huynh học sinh để thống nhất cho học sinh lên lớp hoặc ở lại lớp.

Câu 9: Đánh giá định kì về năng lực phẩm chất học sinh được xếp vào mức “Đạt” được hiểu là:

A. Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

B. Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, nhưng biểu hiện chưa rõ.

C. Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

D. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu giáo dục.

Câu 10: Đánh giá định kì về học tập của học sinh được xếp vào mức “Hoàn thành” được hiểu là:

A. Thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

B. Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

C. Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

D. Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

Câu 11: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, học bạ của học sinh được lưu trữ như thế nào?

A. Do giáo viên lưu giữ cho đến khi học sinh đi học trường khác.

B. Do cha mẹ học sinh lưu giữ.

C. Nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường khác.

D. Cha mẹ học sinh giữ bản gốc, nhà trường lưu giữ bản photo có công chứng để đối chiếu và được chuyển lên cấp học trên khi học sinh học hêt lớp cuối cấp.

Câu 13: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhà trường tổ chức nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm mục đích gì?

A. Nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

B. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

C. Nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin học sinh.

D. Giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

Câu 14: Đối tượng học sinh nào sau đây không được hiệu trưởng tặng giấy khen?

A. Học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

B. Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

C. Kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

D. Kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

Câu 15: Thế nào là đánh giá thường xuyên về học tập của học sinh?

A. Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

B. Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

C. Giáo viên sử dụng bài kiểm tra để đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh.

D. Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh.

Câu 16: Học sinh tham gia đánh giá thường xuyên về học tập là:

A. Học sinh được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.

B. Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.

C. Học sinh tự hoàn thành sản phẩm của mình.

D. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

Câu 17: Học sinh tham gia đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất là:

A. Học sinh được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện thái độ, nhận thức để hoàn thiện bản thân.

B. Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.

C. Học sinh tự hoàn thiện mình.

D. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

Câu 18: Mục đích đánh giá theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư về Quy định đánh giá học sinh tiểu học là gì?

A. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học; giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác.

B. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình.

C. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 19: Giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào học bạ trong thời gian nào?

A. Cuối năm học.

B. Cuối học kỳ.

C. Cuối cấp học.

D. Sau mỗi kỳ kiềm tra.

Câu 20: Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên phải xử lý như thế nào?

A. Giáo viên cần có bài kiểm tra đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

B. Giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

C. Giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp.

D. Giáo viên tổ chức nghiệm thu, bài giao chất lượng học sinh để giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR]

Chủ đề: Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR] Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Người đi làm