Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 18. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nguyên tắc đánh giá dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:
A. Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn quy định của thang điểm; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng tiếp thu kiến thức.
B. Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn "đầu ra"; không đặt nặng sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng tiếp thu kiến thức.
C. Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn "đầu ra"; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
D. Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn quy định của thang điểm; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Câu 2: Nguyên tắc lựa chọn nội dung học tập theo định hướng phát triển năng lực là:
A. Lựa chọn nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và không tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho học sinh chủ động khám phá kiến thức, hình thành kỹ năng trong quá trình học.
B. Lựa chọn nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho học sinh chủ động khám phá kiến thức, hình thành kỹ năng trong quá trình học.
C. Lựa chọn nội dung học tập đơn thuần là lý thuyết, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và không tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho học sinh chủ động khám phá kiến thức, hình thành kỹ năng trong quá trình học.
D. Lựa chọn nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập trong khuôn khổ định trước, không yêu cầu sáng tạo.
Câu 3: Nguyên tắc lựa chọn hình thức học tập theo định hướng phát triển năng lực là:
A. Hình thức học tập phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; kết hợp làm việc cá nhân với làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.
B. Hình thức học tập phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; không tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân mà chỉ làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.
C. Hình thức học tập phát huy sáng tạo, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; không tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân mà chỉ làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.
D. Hình thức học tập phát huy độc lập, sáng tạo, chủ động của học sinh, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; khuyến khích chọ sinh làm việc cá nhân và hạn chế làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.
Câu 4: Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên là người có vai trò như thế nào về xác định nội dung bài học?
A. Giáo viên là người xác định mục tiêu bài học: các kiến thức, kỹ năng, thái độ, những năng lực mà giáo viên bắt buộc phải dạy được quy định trong nội dung bài học.
B. Giáo viên là người xác định mục tiêu bài học: các kiến thức, kỹ năng, thái độ, những năng lực mà học sinh cần đạt được thông qua các bài học.
C. Mục tiêu bài học được quy định cố định đầu mỗi bài học. Giáo viên là người truyền tải các kiến thức, kỹ năng, thái độ thông qua từng bài học.
D. Mục tiêu bài học được quy định theo chương - bài. Giáo viên là người truyền tải các kiến thức, kỹ năng, thái độ thông qua từng bài học.
Câu 5: Một số PPDH có hiệu quả đối với việc phát triển năng lực của học sinh là:
A. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học thử nghiệm; Dạy học kiến tạo...
B. Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm; Dạy học kiến tạo...
C. Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học thông qua trò chơi dân gian; Dạy học kiến tạo...
D. Dạy học hợp tác; Dạy học thông qua hoạt động; Dạy học kiến tạo...
Câu 6: Dạy học giải quyết vấn đề là gì?
A. Là PPDH tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B. Là PPDH thông qua việc xem xét, phân tích những sự việc mỗi người đã trải qua, đã chứng kiến, đã nghe thấy, đã học được, hoặc xem được, để tự rút ra kinh nghiệm, bài học cho mình và áp dụng các bài học đó để ứng xử hợp lí, hiệu quả hơn.
C. Là PPDH mà ở đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức.
D. Là PPDH mà ở đó học sinh tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề bằng các hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Câu 8: Bản chất của dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm?
A. Học qua trải nghiệm là quá trình học thông qua việc xem xét, phân tích những sự việc mỗi người đã trải qua, đã chứng kiến, đã nghe thấy, đã học được, hoặc xem được, để tự rút ra kinh nghiệm, bài học cho mình và áp dụng các bài học đó để ứng xử hợp lí, hiệu quả hơn.
B. Học qua trải nghiệm là một quá trình học diễn ra một cách tự nhiên trong mỗi người.
C. Học qua trải nghiệm là một cách học hiệu quả và lí thú, giúp cho người học hưng phấn và cảm thấy quá trình học tập nhẹ nhàng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Vai trò của giáo viên trong dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm?
A. GV là người điều hành, dẫn dắt học sinh qua các hoạt động học tập theo các bước của chu trình học qua trải nghiệm để các em biến các trải nghiệm thành kinh nghiệm hữu ích cho bản thân sau mỗi tiết học và trong cuộc sống hằng ngày.
B. Giáo viên đóng vai trò trung tâm, là người thiết kế các hoạt động trải nghiệm để các em biến các trải nghiệm thành kinh nghiệm hữu ích cho bản thân sau mỗi tiết học và trong cuộc sống hằng ngày.
C. GV là người quan sát các hoạt động học tập để giúp học sinh biến kinh nghiệm sống thành kinh nghiệm hữu ích cho bản thân sau mỗi tiết học và trong cuộc sống hằng ngày.
D. Giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, dàn xếp, nhắc nhở và giúp học sinh phát triển, đánh giá những hiểu biết và việc học của mình.
Câu 11: Các bước trong quy trình dạy học trải nghiệm lần lượt là:
A. Bước 1: Trải nghiệm Bước 2: Chia sẻ Bước 3: Phân tích Bước 4: Tổng quát
B. Bước 1: Trải nghiệm Bước 2: Chia sẻ Bước 3: Phân tích Bước 4: Tổng quát Bước 5: Áp dụng
C. Bước 1: Trải nghiệm Bước 2: Phân tích Bước 3: Chia sẻ Bước 4: Kết luận Bước 5: Áp dụng
D. Bước 1: Trải nghiệm Bước 2: Chia sẻ Bước 3: Phân tích Bước 4: Tổng quát Bước 5: Kết luận
Câu 12: Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân là phương pháp dạy học nào?
A. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
B. Dạy học thử nghiệm
C. Dạy học kiến tạo
D. Dạy học tích hợp
Câu 13: Vai trò của giáo viên trong dạy học theo lối kiến tạo?
A. GV là người điều khiển học sinh qua các hoạt động học tập.
B. Giáo viên đóng vai trò trung tâm, là người thiết kế các hoạt động.
C. Giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, dàn xếp, nhắc nhở và giúp học sinh phát triển, đánh giá những hiểu biết và việc học của mình.
D. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình kiến tạo nên kiến thức cho học sinh.
Câu 14: Công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng trong dạy học dưới những hình thức cơ bản:
A. GV trình bày bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT. Ngoài máy tính điện tử, phương tiện thường dùng là máy chiếu đa phương tiện và phần mềm trình chiếu PowerPoint.
B. HS làm việc trực tiếp với CNTT dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của GV; HS tra cứu tài liệu và học tập độc lập hoặc trong giao lưu trên mạng nội bộ hay Internet.
C. HS học tập độc lập nhờ CNTT, đặc biệt là nhờ các chương trình máy tính.
D. Tất cả các hình thức trên.
Câu 15: Có mấy nguyên tắc khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học?
A. 5 nguyên tắc
B. 6 nguyên tắc
C. 7 nguyên tắc
D. 8 nguyên tắc
Câu 16: Theo từ điển Tiếng Việt tích hợp là gì?
A. Tích hợp là sự kết hợp các kiến thức trong tất cả các môn học thành một khối. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, hòa hợp, kết hợp.
B. Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy của cùng một lĩnh vực trong cùng một kế hoạch dạy học.
C. Tích hợp có nghĩa là sự kết hợp các kiến thức trong một môn học, chương trình học thành một khối.
D. Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, hòa hợp, kết hợp.
Câu 17: Theo Từ điển Giáo dục học, dạy học tích hợp là:
A. Hình thức liên kết các kiến thức của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một chương trình dạy học.
B. Hành động dạy một chủ đề trong nhiều môn học.
C. Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
D. Hành động giảng dạy nhiều môn học cùng một chủ đề.
Câu 18: Theo CTGD tổng thể, dạy học tích hợp là:
A. Định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
B. Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
C. Hình thức kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, hòa hợp kết hợp.
D. Phương pháp giúp học sinh phát triển khả năng huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
Câu 20: Các kiểu tích hợp là:
A. Tích hợp trong nội bộ môn học;Tích hợp liên môn; tích hợp theo môn.
B. Tích hợp trong nội bộ môn học;Tích hợp liên môn;Tích hợp đa môn.
C. Tích hợp trong nội bộ môn học; Tích hợp liên môn;Tích hợp đa môn; Tích hợp nhiều môn.
D. Tích hợp trong nội bộ môn học; Tích hợp liên môn;Tích hợp đa môn; Tích hợp xuyên môn.
Chủ đề: Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR] Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 20 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận