Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 (có đáp án): Nguồn gốc vận động phát triên của sự vật và hiện tượng. Tài liệu bao gồm 19 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
25 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập
A. vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.
B. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
C. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.
Câu 2: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có
A. hai mặt đối lập.
B. ba mặt đối lập.
C. bốn mặt đối lập.
D. nhiều mặt đối lập.
Câu 3: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là
A. mâu thuẫn.
B. xung đột.
C. phát triển.
D. vận động.
Câu 4: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng
A. khác nhau.
B. trái ngược nhau.
C. xung đột nhau.
D. như nhau.
Câu 5: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải
A. liên tục đấu tranh với nhau.
B. thống nhất biện chứng với nhau.
C. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
D. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Câu 6: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là
A. sự khác nhau giữa các mặt đối lập.
B. sự phân biệt giữa các mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 7: Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là gì sau đây?
A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.
B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập.
D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập.
Câu 8: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường nào dưới đây?
A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập.
C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập.
Câu 9: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập
A. cùng bổ sung cho nhau phát triển.
B. thống nhất biện chứng với nhau.
C. liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại.
D. gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 10: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn cùng tồn tại trong
A. một tập hợp.
B. một chất.
C. một chỉnh thể.
D. một cấu trúc.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?
A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.
B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.
C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.
D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai.
Câu 13: Phương án nào dưới đây là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập?
A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.
B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực.
D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
Câu 14: Phương án nào dưới đây là điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.
B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau
C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.
D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.
Câu 15: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là các mặt đối lập luôn luôn
A. hậu thuẫn lẫn nhau.
B. có xu hướng ngược chiều nhau.
C. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.
D. gắn kết với nhau.
Câu 16: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về mâu thuẫn trong Triết học?
A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu 17: Nhận định nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn.
B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.
C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.
D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.
Câu 18: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?
A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.
B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.
C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.
D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.
Câu 19: Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. Bảng đen và phấn trắng.
B. Thước dài và thước ngắn.
C. Mặt thiện và ác trong con người.
D. Cây cao và cây thấp.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận