Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 (có đáp án): Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Tài liệu bao gồm 22 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
27 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong
A. giới tự nhiên và tư duy.
B. giới tự nhiên và đời sống xã hội.
C. thế giới khách quan và xã hội.
D. đời sống xã hội và tư duy.
Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương án nào dưới đây đúng?
A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.
B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.
C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.
D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.
Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?
A. Ngắt quãng.
B. B. Thụt lùi.
C. C. Tuần hoàn.
D. Tiến lên.
Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?
A. Vận động cơ học.
B. Vận động vật lí.
C. Vận động hóa học.
D. Vận động xã hội.
Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng sẽ thể hiện đặc tính nào dưới đây?
A. Phong phú và đa dạng.
B. Khái quát và cơ bản.
C. Vận động và phát triển không ngừng.
D. Phổ biến và đa dạng.
Câu 6: Phương án nào dưới đây sai khi bàn về sự vận động?
A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.
B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.
D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?
A. Sự di chuyển của chiếc xe từ vị trí này đến vị trí khác.
B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.
C. Quá trình bốc hơi của nước.
D. Sự biến đổi của nền kinh tế.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.
C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.
D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.
Câu 9: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?
A. Cơ học.
B. B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. D. Xã hội.
Câu 10: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?
A. Cơ học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
Câu 11: Vận động của viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?
A. Cơ học.
B. B. Vật lí.
C. Sinh học.
D. Xã hội.
Câu 12: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.
B. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.
C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.
D. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 13: Phương án nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.
C. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.
D. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.
Câu 14: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?
A. Luôn luôn vận động.
B. Luôn luôn thay đổi.
C. Sự thay thế nhau.
D. Sự bao hàm nhau.
Câu 15: Phương án nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?
A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.
B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.
C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau.
D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.
Câu 16: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương án nào dưới đây là đúng?
A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.
B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.
C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.
D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.
Câu 17: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.
C. Cây khô héo mục nát.
D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.
Câu 18: Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?
A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.
B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.
C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.
D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.
Câu 19: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?
A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.
B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.
C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá.
D. Học cách học →biết cách học.
Câu 20: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Rút dây động rừng.
B. Nước chảy đá mòn.
C. Tre già măng mọc.
D. Có chí thì nên.
Câu 21: Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện như thế nào dưới đây?
A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.
B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.
C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản.
D. Sự xuất hiện các giống loài mới.
Câu 22: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?
A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.
B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.
D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận