Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 5

Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 5

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 463 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 5. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

27 Lần thi

Câu 3: Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là:

A. Linga và yoni

B. Biểu tượng về sinh thực khí

C. Hành vi giao phối

D. Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối

Câu 4: Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:

A. Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm

B. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng

C. Cầu cho đông con, nhiều cháu

D. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở

Câu 7: Tà thần là những người có lý lịch không hay ho gì (trẻ con, người ăn mày, người ăn trộm, người chết trôi…) nhưng vẫn được người dân thờ làm Thành Hoàng làng vì : 

A. Thần giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt

B. Thần chết vào giờ thiêng nên ra oai tác quái, khiến dân làng nể sợ

C. Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh

D. Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh

Câu 10: Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu ?

A. Quyền lợi của làng xã

B. Quyền lợi của gia tộc

C. Sự phù hợp của đôi trai gái

D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu

Câu 11: Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa :

A. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu

B. Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long

C. Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa

D. Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng

Câu 12: Tính pháp lý của hôn nhân cổ truyền được chính quyền làng xã công nhận bằng tập tục: 

A. Thách cưới

B. Nộp tiền cheo

C. Ông mai bà mối

D. Bái yết gia tiên

Câu 13: Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh :

A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng

B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư

C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa

D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất

Câu 14: Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc cho hai vợ chồng mới cưới luôn gắn bó yêu thương nhau ?

A. Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối

B. Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm

C. Tục giã cối đón dâu

D. Tục uống rượu, ăn cơm nếp

Câu 15: Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:

A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại

B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết 

C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia

D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết

Câu 16: Trong các nghi thức của đám tang, lễ phạn hàm là lễ:

A. Tắm rửa cho người chết

B. Bỏ tiền và nhúm gạo nếp vào miệng người chết

C. Đặt tên thụy cho người chết

D. Khâm liệm cho người chết

Câu 17: Trong đám tang, tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng ?

A. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành

B. Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu

C. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình

D. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp

Câu 19: Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng ? 

A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ

B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng

C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người

D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế…) và phần hội (các trò diễn, trò chơi dân gian…).

Câu 20: Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm ?

A. Mùa xuân và mùa hạ

B. Mùa xuân và mùa thu

C. Mùa xuân và mùa đông

D. Tất cả các mùa

Câu 21: Người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Đặc điểm này thể hiện trong thói quen:

A. Thích thăm viếng, hiếu khách

B. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp

C. Tế nhị, ý tứ trong giao tiếp

D. Xem trọng nghi thức giao tiếp

Câu 23: Câu ca dao “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt?

A. Tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận

B. Đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi nói

C. Thiếu tính quyết đoán

D. Luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử

Câu 24:  Câu đối là một sản phẩm văn chương đặc biệt phản ánh đặc điểm nào của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam?

A. Xu hướng ước lệ

B. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa

C. Giàu chất biểu cảm

D. Khuynh hướng thiên về thơ ca

Câu 29: Nói về nghệ thuật chèo truyền thống của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?

A. Chèo là loại hình sân khấu tổng hợp có tính cách chuyên nghiệp

B. Chèo ra đời khá sớm và phát triển mạnh ở Bắc Bộ

C. Kịch bản của chèo thường lấy từ thần thoại, cổ tích và truyện nôm

D. Diễn xuất chèo có tính linh hoạt, không tuân thủ nghiêm ngặt theo kịch bản

Câu 30: Nói về nghệ thuật tuồng của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?

A. Tuồng là loại hình sân khấu dân gian không chuyên nghiệp

B. Tuồng phát triển mạnh ở Trung Bộ

C. Kịch bản của tuồng thường lấy từ truyện cổ Trung Quốc

D. Người được tôn vinh là Ông tổ của nghệ thuật tuồng hát tuồng là Đào Duy Từ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 27 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên