Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 2

Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 2

  • 30/08/2021
  • 29 Câu hỏi
  • 722 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 2. Tài liệu bao gồm 29 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

52 Lần thi

Câu 1: Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?

A. Tính hệ thống

B. Tính nhân sinh

C. Tính giá trị

D. Tính lịch sử.

Câu 2: Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người.

A. Tính hệ thống

B. Tính nhân sinh

C. Tính giá trị

D. Tính lịch sử.

Câu 3: Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển?

A. Chức năng tổ chức xã hội

B. Chức năng điều chỉnh xã hội

C. Chức năng giao tiếp

D. Chức năng giáo dục.

Câu 4: Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở:

A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.

B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.

C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.

D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.

Câu 5: Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở

A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.

B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.

C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.

D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.

Câu 6: Văn minh là khái niệm:

A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển 

B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử

C. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.

D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử .

Câu 7: Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế?

A. Văn hiến

B. Văn hóa

C. Văn vật

D. Văn minh.

Câu 8: Xét về tính giá trị , sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:

A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị.

B. Văn minh chỉ trình độ phát triển  còn văn hóa có bề dày lịch sử.

C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.

D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

Câu 10: Văn vật là khái niệm:

A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế

B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc

C. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc

D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế

Câu 11: Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp đến:

A. Sức khỏe, thức ăn

B. Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ

C. Địa lý

D. Tính cách của họ.

Câu 12: Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:

A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.

B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm

C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm

D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

Câu 13:  

A. Ấn Độ

B. Trung Hoa

C. Mỹ

D. Pháp.

Câu 14: Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên điều kiện gì?

A. Điều kiện địa lý

B. Điều kiện sinh sống

C. Điều kiện tính cách

D. A và B đúng.

Câu 15: Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:

A. Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống…

B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác

C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe

D. Nghề nghiệp, tính cách,...

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?

A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.

B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên

C. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên

D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh.

Câu 17: Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào?

A. Linh hoạt.

B. Trọng tình cảm

C. Sống định cư

D. A và B đúng.

Câu 18: Sự khác nhau giữa “văn hóa” với “văn hiến”, “văn vật” là:

A. Tính giá trị

B. Tính hệ thống

C. Tính nhân sinh

D. Tính lịch sử.

Câu 19: Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào?

A. Vùng văn hóa Tây Bắc

B. Vùng văn hóa Bắc Bộ

C. Vùng văn hóa Việt Bắc

D. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 20: Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?

A. Vùng văn hóa Tây Bắc

B. Vùng văn hóa Bắc Bộ

C. Vùng văn hóa Việt Bắc

D. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 21: Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?

A. Vùng văn hóa Tây Bắc

B. Vùng văn hóa Bắc Bộ

C. Vùng văn hóa Việt Bắc

D. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 22: Chức năng điều chỉnh xã hội  tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa

A. Tính lịch sử

B. Tính giá trị  

C. Tính nhân sinh    

D. Tính hệ thống

Câu 23: Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về:

A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.

B. Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.

C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm.

D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm.

Câu 24: Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản: 

A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền

B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài

C. Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu.

D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa.

Câu 26: Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là:

A. Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt

B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt.

C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt

D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ.

Câu 27: Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa gốc du mục là

A. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa.

B. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân.

C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tinh nghĩa.

D. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng.

Câu 28: Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến:

A. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người.

B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.

C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.

D. A và B đúng.

Câu 29: Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân thành các thành tố chính là:

A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học

B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất

C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần

D. Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 52 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 29 Câu hỏi
  • Sinh viên