Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 262 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1:

Người có thể nghe được âm có tần số

A. Trên 20kHz. 

B. Từ thấp đến cao.

C. Từ 16Hz đến 20kHz.

D. Dưới 16Hz.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của dòng điện là không đúng?

A. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau. 

B. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

C. Điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều. 

D. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây về tác dụng của lực từ là không đúng? 

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ. 

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.

Câu 6:

Một sóng cơ lan truyền với tần số f và tốc độ truyền sóng v. Bước sóng của sóng này được tính bằng công thức

A. \(\lambda =\frac{v}{f}\) 

B. \(\lambda =\frac{1}{f}\) 

C. \(\lambda =v.f\) 

D. \(\lambda =\frac{1}{v}\)

Câu 7:

Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?

A. Đoạn mạch gồm diện trở thuần R nối tiếp với điện trở thuần R2.

B. Đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện.

C. Đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm thuần L. 

D. Đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L nối tiếp với tụ điện.

Câu 8:

Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng:

A. Một số nguyên lần bước sóng.

B. Một nửa bước sóng.

C. Một bước sóng. 

D. Một phần tự bước sóng.

Câu 9:

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào:

A. Vĩ độ địa lí.

B. Chiều dài dây treo.

C. Gia tốc trong trường.

D. Khối lượng quả nặng.

Câu 10:

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A. Bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

B. Bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

C. Luôn lớn hơn 1.

D. Luôn nhỏ hơn 1. 

Câu 12:

Chọn phát biểu đúng về đặc điểm giao thoa sóng nước. 

A. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.

B. Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng.

C. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp. 

D. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.

Câu 13:

Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi diện phân dung dịch

A. Muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó.

B. Muối kim loại có anốt làm bằng kim loại.

C. Muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại. 

D. Axit có anốt làm bằng kim loại.

Câu 14:

Điện áp và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ có tụ điện có dạng: \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)\) và

\(i={{I}_{0}}\cos (\omega t+\varphi ).\text{ }{{I}_{0}};\varphi \) có giá trị nào sau đây?

A. \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{C\omega };\varphi =-\frac{\pi }{3}\)

B. \({{I}_{0}}={{U}_{0}}C\omega ;\varphi =\frac{2\pi }{3}\)

C. \({{I}_{0}}={{U}_{0}}C\omega ;\varphi =-\frac{\pi }{3}\)

D. \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{C\omega };\varphi =\frac{2\pi }{3}\)

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng? Với dao động cơ tắt dần thì

A. Biên độ của dao động giảm dần theo thời gian.

B. Tần số giảm dần theo thời gian.

C. Ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 

D. Cơ năng của vật giảm dần theo thời gian.

Câu 16:

Chọn phát biểu sai? Trong truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí

A. Tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.

B. Tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.

C. Tỉ lệ với thời gian truyền điện. 

D. Tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát.

Câu 22:

Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng? 

A. Điện áp ở hai đầu điện trở giảm.

B. Điện áp ở hai đầu tụ giảm.

C. Cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây thay đổi. 

D. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.

Câu 26:

Con lắc lò xo dao động điều hòa có A là biên độ. Li độ của vật khi thế năng bằng động năng là

A. \(x=\pm \frac{A\sqrt{2}}{2}\)

B. \(x=\pm \frac{A}{2}\)

C. \(x=\pm \frac{A\sqrt{2}}{4}\)

D. \(x=\pm \frac{A}{4}\)

Câu 29:

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn dây chỉ có độ tự cảm \(L=\frac{0,2}{\pi }H\) thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức \(i=4\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)A.\) Biểu thức nào sau đây là điện áp ở hai đầu đoạn mạch?

A. \(u=80\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)V\)

B. \(u=80.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)V\)

C. \(u=80\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)V\)

D. \(u=80.\cos \left( 100\pi t+\frac{2\pi }{3} \right)V\)

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam
Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh