
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Tiên Du lần 2
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 110 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Tiên Du lần 2. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Thực vật bậc cao hấp thụ nitơ ở dạng nào?
A. \(NH_4^ + \) và \(NO_3^ - \)
B. \({N_2}\) và \(NH_3^ + \)
C. \({N_2}\) và \(NO_3^ - \)
D. \(NH_4^ + \) và \(NO_3^ + \)
Câu 2: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây:
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Ruột già
Câu 3: Trong thành phần cấu trúc của phân tử axit nucleic nào dưới đây có thể chứa bazơ nitơ loại T?
A. tARN
B. rARN
C. mARN
D. ADN
Câu 4: Mã di truyền nào sau đây trên phân tử mARN quy định cho axit amin mở đầu?
A. 5’AUG3’
B. 5’UAA3’
C. 5’UGA3’
D. 5’GUA3’
Câu 5: Dạng đột biến cấu nhiễm sắc thể nào sau đây thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất đến sức sống của thể đột biến?
A. Chuyển đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Mất đoạn
Câu 7: Trong quy luật phân li độc lập của Menden, xét sự di truyền của 2 cặp gen chi phối 2 cặp tính trạng khác nhau. Phép lai nào sau đây tạo ra tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 ở đời con?
A. AaBb × AABB
B. AABb × AaBb
C. AaBb × AaBb
D. Aabb × aaBb
Câu 8: Về mặt lí thuyết, mỗi cặp alen chi phối 1 cặp tính trạng trội – lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình?
A. Aa × Aa
B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
C. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
D. Aabb × aaBb
Câu 9: Gen nằm ở đâu trong số các cấu trúc sau đây sẽ được di truyền theo quy luật di truyền ngoài nhân?
A. Gen nằm trên NST X
B. Gen nằm trên NST Y
C. Gen nằm trên NST thường
D. Gen nằm trong ti thể
Câu 10: Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể có kiểu gen nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử?
A. AaBb
B. XDEY
C. XDEXde
D. XDeXdE
Câu 11: Quần thể tự phối nào dưới đây sẽ phân hóa thành nhiều dòng thuần chủng nhất sau nhiều thế hệ?
A. AaBbDD
B. Aabbdd
C. AABbDD
D. aaBBdd
Câu 13: Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất.
C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
Câu 14: Khi nói về sự phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây không chính xác
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ của đại Tân sinh.
B. Có hai giai đoạn phát sinh loài người là tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
C. Vượn người hiện đại ngày nay được coi là tổ tiên của loài người.
D. Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu của quá trình phát sinh và phát triển.
Câu 15: Đối với mỗi loài sinh vật, giới hạn sinh thái được hiểu là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 16: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau một phần hay trùng nhau hoàn toàn thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ:
A. cộng sinh và hỗ trợ lẫn nhau
B. cạnh tranh
C. sinh vật này ăn sinh vật khác
D. kí sinh
Câu 17: Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá
B. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua lỗ khí thường lớn hơn nước thoát ra qua cutin
C. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết
D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá
Câu 18: Ở chim, trong hệ thống hô hấp của chúng không xuất hiện khí cặn vì:
A. Phổi chim không được cấu tạo bởi phế nang mà có các túi khí nên có thể thoát toàn bộ khí ra bên ngoài mà không có khí cặn
B. Hệ hô hấp của chim gồm phổi và các túi khí nên khí cặn không tồn tại trong phổi mà đẩy sang túi khí sau
C. Dòng khí lưu thông trong hệ hô hấp đi theo một chiều từ khí quản sang túi khí sau, phổi, túi khí trước và ra ngoài nên không tạo khí cặn
D. Các khí cặn được áp lực cao từ phổi đẩy vào các xoang xương tạo ra khối lượng riêng thấp, là đặc điểm thích nghi giúp chim bay tốt.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực mà không xuất hiện trong quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
B. Chỉ có mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN
C. Sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron
D. Chịu sự điều khiển của hệ thống điều hoà phiên mã
Câu 20: Khi nói về đột biến số lượng NST, trong số các phát biểu sau đây phát biểu nào chính xác?
A. Trong quá trình nguyên nhân của hợp tử, nếu một NST kép không phân li khiến cả 2 chromatide đi cùng về một cực sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n + 2 và 2n – 2.
B. Một tế bào lưỡng bội nguyên phân mà quá trình hình thành vi ống bị ngưng trệ, có khả năng tạo ra tế bào bốn nhiễm.
C. Các thể đột biến đa bội thể thường gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở các loài động vật trong tự nhiên.
D. Đột biến số lượng NST là dạng đột biến duy nhất có thể làm tăng số bản sao của 1 alen trong 1 tế bào.
Câu 21: Khi cho lai giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F1 toàn hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có: 176 cây hoa màu lục: 59 cây hoa màu đỏ: 54 cây hoa màu vàng: 18 cây hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu trắng ở F2 giao phấn ngược trở lại với F1 theo lý thuyết, kết quả thu được là:
A. 1 lục :1 đỏ :1 vàng:1 trắng
B. 3 lục:1 trắng
C. 100% lục
D. 9 lục :3 đỏ :3 vàng:1 trắng
Câu 22: Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở:
A. Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật.
B. Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ.
C. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú.
D. Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở
Câu 23: Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây chính xác
A. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
B. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian.
Câu 24: Khi nói về diễn thế sinh thái, trong số các phát biểu sau đây phát biểu nào không chính xác?
A. Diễn thế nguyên sinh quá trình phát triển của quần xã, số lượng loài ngày càng tăng và số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng ít đi.
B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh tạo quần xã đỉnh cực, chuỗi thức ăn bắt đầu từ mùn bã hữu cơ ngày càng tăng về số lượng.
C. Ở trạng thái quần xã đỉnh cực, ổn định tỉ lệ giữa quang hợp và hô hấp trong quần xã cũng đạt giá trị ổn định.
D. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ một quần xã ổn định, qua các dạng trung gian và hình thành một quần xã ổn định mới.
Câu 25: Khi nói về hoạt động operon Lac ở vi khuẩn E.coli, trong số các phát biểu dưới đây phát biểu nào chính xác?
A. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Lac Z thì chắc chắn làm cho protein do gen này mã hóa bị bất hoạt.
B. Nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa Lạc I (gen R) làm gen này bất hoạt thì các gen của operon Lac cũng bất hoạt.
C. Khi protein ức chế (R) liên kết với vùng vận hành của operon thì các gen cấu trúc Lac Z, Lac Y, Lac A được phiến mã tạo chuỗi mARN chứa 3 gen.
D. Nếu đột biến thêm một cặp nucleotide ở vùng mã hóa của gen Lac I (R) thì có thể làm các gen cấu trúc Lac Z, Lac Y, Lac A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactose.
Câu 27: Biết rằng tính trạng nhóm máu ở người là do một locus 3 alen quy định với tương quan trội lặn như sau: \({I^A} = {I^B} > {I^O}\). Một cặp vợ chồng mới cưới muốn rằng đứa con của họ sinh ra sẽ có nhóm máu O. Trường hợp nào dưới đây không thể sinh ra con nhóm máu O (loại trừ phát sinh đột biến)?
A. Vợ máu A dị hợp, chồng máu B dị hợp và ngược lại.
B. Cả hai vợ chồng đều có nhóm máu B dị hợp.
C. Vợ nhóm máu AB, chồng nhóm máu B hoặc ngược lại.
D. Vợ nhóm máu O, chồng nhóm máu A dị hợp hoặc ngược lại.
Câu 28: Khi lại 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh cụt tỉ lệ 1%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt). Tần số hoán vị gen là
A. 4%
B. 4% hoặc 20%
C. 2%
D. 4% hoặc 2%
Câu 30: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, trong các phát biểu sau đây phát biểu nào không chính xác?
A. Khai thác và sử dụng than đá là biện pháp đưa cacbon lắng đọng trở lại chu trình một cách nhanh chóng.
B. Sự lắng đọng trong tự nhiên chỉ xảy ra đối với nguyên tố cacbon mà không xảy ra đối với các nguyên tố khác.
C. Trồng rừng là một trong các biện pháp thúc đẩy tốc độ luân chuyển của dòng cacbon trong tự nhiên.
D. Cacbon vô cơ đi vào quần xã dưới dạng CO2 và tham gia vào quá trình quang tổng hợp.
Câu 31: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo)→ sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo).
A. 0,57%.
B. 0,42%.
C. 0,92%.
D. 45,5%.
Câu 35: Ở một loài thực vật, A – hoa đỏ trôi hoàn toàn so với a - hoa trắng. Cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Trong số các phép lại chỉ ra dưới đây:
I. Aaaa × AAaa II. Aaaa × Aaaa III. Aaaa × aaaa
IV. AAAa × Aaaa V. AAAa × AAaa VI. AAAa × AAAa
Các phép lại mà đời con có 3 loại kiểu gen bao gồm:
A. Chỉ (IV) và (VI).
B. (I); (II); (IV) và (VI).
C. (II); (IV) và (VI).
D. (I); (III); (V) và (VI).
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
52 người đang thi
- 794
- 40
- 40
-
23 người đang thi
- 646
- 22
- 40
-
95 người đang thi
- 558
- 5
- 40
-
87 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận