Câu hỏi:
Ở chim, trong hệ thống hô hấp của chúng không xuất hiện khí cặn vì:
A. Phổi chim không được cấu tạo bởi phế nang mà có các túi khí nên có thể thoát toàn bộ khí ra bên ngoài mà không có khí cặn
B. Hệ hô hấp của chim gồm phổi và các túi khí nên khí cặn không tồn tại trong phổi mà đẩy sang túi khí sau
C. Dòng khí lưu thông trong hệ hô hấp đi theo một chiều từ khí quản sang túi khí sau, phổi, túi khí trước và ra ngoài nên không tạo khí cặn
D. Các khí cặn được áp lực cao từ phổi đẩy vào các xoang xương tạo ra khối lượng riêng thấp, là đặc điểm thích nghi giúp chim bay tốt.
Câu 1: Đối với mỗi loài sinh vật, giới hạn sinh thái được hiểu là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Khi cho lai giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F1 toàn hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có: 176 cây hoa màu lục: 59 cây hoa màu đỏ: 54 cây hoa màu vàng: 18 cây hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu trắng ở F2 giao phấn ngược trở lại với F1 theo lý thuyết, kết quả thu được là:
A. 1 lục :1 đỏ :1 vàng:1 trắng
B. 3 lục:1 trắng
C. 100% lục
D. 9 lục :3 đỏ :3 vàng:1 trắng
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Trong nghiên cứu sự di truyền màu hạt đậu hà lan của Menden, quy ước alen A chi phối hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a chi phối hạt xanh. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. Aa × Aa
B. Aa × aa
C. Aa × AA
D. AA × AA
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo)→ sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo).
A. 0,57%.
B. 0,42%.
C. 0,92%.
D. 45,5%.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở:
A. Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật.
B. Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ.
C. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú.
D. Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Ở một loài thực vật, A – hoa đỏ trôi hoàn toàn so với a - hoa trắng. Cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Trong số các phép lại chỉ ra dưới đây:
I. Aaaa × AAaa II. Aaaa × Aaaa III. Aaaa × aaaa
IV. AAAa × Aaaa V. AAAa × AAaa VI. AAAa × AAAa
Các phép lại mà đời con có 3 loại kiểu gen bao gồm:
A. Chỉ (IV) và (VI).
B. (I); (II); (IV) và (VI).
C. (II); (IV) và (VI).
D. (I); (III); (V) và (VI).
05/11/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Tiên Du lần 2
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
93 người đang thi
- 819
- 40
- 40
-
81 người đang thi
- 653
- 22
- 40
-
85 người đang thi
- 573
- 5
- 40
-
23 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận