Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT có đáp án - Phần 12. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nhóm năng lực nào sau đây là năng lực đặc thù/chuyên biệt trong dạy học môn Văn học:
A. NL mô hình hóa toán học
B. NL nhận biết cảm xúc bản thân, làm chủ cảm xúc, nhận biết cảm xúc người khác
C. Năng lực cảm thụ âm nhạc
D. NL thực hiện trong phòng thí nghiệm
Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây về Bảo đảm chất lượng (BĐCL) của Freeman (1994) được sử dụng phổ biến:
A. BĐCL là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định các lỗi của con người gây ra và điều chỉnh cách làm việc của con người nhằm sửa các lỗi đó
B. BĐCL là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó
C. BĐCL là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xem xét các yêu cầu của xã hội và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được yêu cầu đó
D. BĐCL là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu của thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được nhu cầu đó
Câu 4: Theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT giấy KĐCLGD cấp cho CSGD có giá tri sử dụng trong thời gian bao lâu?
A. 3 năm
B. 2,5 năm
C. 5 năm
D. 4 năm
Câu 5: Quy trình kiểm định chất lượng của Việt Nam được triển khai thống nhất trong tất cả các cấp bậc học gồm các bước sau:
A. Tự đánh giá của nhà trường – Đăng ký đánh giá ngoài của nhà trường – Đoàn đánh giá ngoài đánh giá sơ bộ -- Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dụcvà cấp Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục
B. Tự đánh giá của nhà trường – Đăng ký đánh giá ngoài của nhà trường –Đoàn đánh giá ngoài đánh đánh giá nhà trường -- Đoàn đánh giá ngoài công nhận và cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục
C. Tự đánh giá của nhà trường – Đăng ký đánh giá ngoài của nhà trường –Đoàn đánh giá ngoài đánh giá nhà trường – Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục
D. Tự đánh giá của nhà trường – Đăng ký đánh giá ngoài của nhà trường –Đoàn đánh giá ngoài đánh giá sơ bộ -- Đoàn đánh giá ngoài đánh giá chất lượng giáo dục và cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là Đúng:
A. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm cải thiện kịp thời chất lượng giáo dục
B. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập
C. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh
D. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm đo lường kết quả đầu ra bằng điểm số
Câu 7: Quản lý chất lượng tổng thể TQM là:
A. TQM là quản lý chất lượng nhằm điều chỉnh các phương thức làm việc để đáp ứng được các nhu cầu thị trường
B. TQM là quản lý chất lượng giáo dục hay là quản lý các thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục
C. TQM là quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của một tổ chức
D. TQM là quản lý chất lượng ngay trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào
Câu 8: Đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn nhằm mục đích:
A. Đánh giá năng lực quản lý nhà trường của cán bộ quản lý và năng lực của giáo viên ở thời điểm đánh giá để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
B. Đánh giá và xếp loại trình độ năng lực quản lý, lãnh đạo của giáo viên ở thời điểm đánh giá, cung cấp thông tin để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
C. Xác định trình độ năng lực quản lý nhà trường của cán bộ quản lý và năng lực nghề nghiệp của giáo viên để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
D. Xác định trình độ năng lực quản lý, năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo viên ở thời điểm đánh giá để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng...
Câu 9: Theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT. Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) được định nghĩa là:
A. Hoạt động TĐG và đánh giá ngoài nhằm đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD)
B. Hoạt động TĐG và đánh giá ngoài nhằm công nhận CSGD đáp ứng các chuẩn mực quy định
C. Hoạt động TĐG và đánh giá ngoài nhằm công nhận chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) đạt chất lượng
D. Hoạt động TĐG và đánh giá ngoài nhằm nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD)
Câu 10: Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS là:
A. Quá trình đánh giá nhằm đưa ra quyết định công nhận trường THCS đáp ứng được các chuẩn mực quy định
B. Quá trình đánh giá nhằm cấp giấy công nhận trường THCS đạt được các chuẩn mực quy định
C. Quá trình tự đánh giá nhằm đưa ra quyết định công nhận trường THCS đáp ứng được các chuẩn mực quy định
D. Quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra quyết định công nhận trường THCS đáp ứng được các chuẩn mực quy định
Câu 11: Các thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục là:
A. Đầu vào - Đầu ra - Quá trình giáo dục - Môi trường xung quanh
B. Đầu vào - Đầu ra - Quá trình giáo dục - Bối cảnh
C. Đầu vào - Đầu ra - Cơ chế chính sách - Bối cảnh
D. Đầu vào - Đầu ra - Cơ chế chính sách - Môi trường xung quanh
Câu 12: Nội dung nào sau đây không thuộc Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của tổ trưởng chuyên môn?
A. Hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường
B. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
C. Đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch
D. Tổ chức, triển khai việc thực hiện kế hoạch
Câu 13: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là:
A. Hoạt động GV nghiên cứu bài học cùng HS trong một số giờ lên lớp
B. Hoạt động nhóm GV cùng chuyên môn nghiên cứu bài giảng từ thực tế việc học của HS
C. Hoạt động mỗi GV thường xuyên tự học từ thực tế việc học của HS
D. Hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS
Câu 14: SHCM về nội dung bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở nên tổ chức với quy mô nào?
A. Cấp cụm và cấp phòng
B. Cấp trường, cấp cụm
C. Cấp cụm và cấp sở
D. Cấp trường và cấp phòng
Câu 15: Tổ chuyên môn với hoạt động tổ chức môi trường tự học có thể được tổ chức thông qua hình thức nào?
A. Tổ chức hội thảo và viết báo cáo tham luận
B. Tổ chức tập huấn và đến học tập kinh nghiệm của các trường bạn
C. Chuyên đề hoặc tổ chức Hội thảo
D. Xây dựng các chuyên đề và báo cáo tại các cơ sở giáo dục
Câu 16: Việc thực hiện mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học và giáo dục được tổ chức thông qua hoạt động nào?
A. Giảng dạy trên lớp và dự giờ
B. Nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo
C. Hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học
D. Xây dựng chuyên đề và viết báo cáo
Câu 17: Theo Điều lệ trường Trung học, sinh hoạt chuyên môn được tổ chức:
A. Định kỳ 1 tháng/lần
B. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc
C. Định kỳ 2 tuần/lần hoặc do yêu cầu của công việc
D. Thường xuyên vào ngày thứ 5 hằng tuần
Câu 18: Thành viên của Tổ chuyên môn gồm:
A. Giáo viên, thủ thư, viên chức phòng hành chính
B. Giáo viên dạy cùng một môn học, viên chức làm công tác thư viện
C. Giáo viên dạy cùng một môn học và hiệu phó phụ trách chuyên môn
D. Giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục
Câu 19: Tổ chuyên môn có mối quan hệ như thế nào đối với trường THCS?
A. TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường Trung học Cơ sở
B. TCM là bộ phận độc lập trong trường THCS, trực thuộc quản lý của Sở GDĐT
C. TCM hỗ trợ chuyên môn cho trường THCS, thuộc quản lý của Phòng GDĐT
D. TCM quản lý chuyên môn đối với trường THCS
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là hình thức tổ chức của hoạt động giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục?
A. Viết báo cáo
B. Báo cáo chuyên đề tại các cơ sở giáo dục
C. Tham dự các chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường)
D. Tổ chức Tập huấn, Hội thảo (đối với cấp cụm)
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tổ chuyên môn có vai trò chính trong việc kết hợp các phương thức với sự hỗ trợ bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở
B. Tổ chuyên môn có vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, PPDH và giáo dục
C. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong tổ chức xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường THCS
D. Tổ chuyên môn có vai trò quyết định trong bồi dưỡng, quản lý nhân sự ở trường THCS
Câu 22: Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động bồi dưỡng giáo viên của TCM?
A. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên
B. Áp dụng đối với giáo viên tập sự, giáo viên trong nhà trường
C. Tổ chức triển khai
D. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Câu 24: Công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡng giáo viên tại trường, tập huấn giáo viên nên tổ chức SHCM thông qua hoạt động nào?
A. Giảng dạy trên lớp và dự giờ
B. Tổ chức tâp huấn và hội thảo chuyên đề
C. Hoạt động dự giờ và nghiên cứu bài học
D. Dự giờ và tập huấn, báo cáo chuyên đề
Câu 25: Ngày 9/1/2013 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 89/QĐ-TTg về Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 với các quan điểm chỉ đạo nào?
A. Mỗi người dân đều có nhiệm vụ học tập suốt đời để trở thành công dân tốt, có nghề và lao động năng suất cao
B. Xây dựng một hệ thống giáo dục, trong đó có sự liên kết, gắn bó giữa giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên, tạo nên những thiết chế giáo dục giúp người dân học tập suốt đời
C. Mỗi người dân đều có nhiệm vụ học tập suốt đời, Các cơ quan nhà nước, các lực lượng KTXH,... cùng mọi gia đình, đều có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập, Xây dựng một hệ thống giáo dục, tạo nên những thiết chế giáo dục giúp người dân học tập suốt đời
D. Các cơ quan nhà nước, các lực lượng kinh tế xã hội, các đơn vị quân đội và công an cùng mọi gia đình, đều có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện để ai cũng được học và học suốt đời
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận