Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 10

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 116 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 10. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 4: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm tạo nên:

A. kiểu gen của các quần thể 

B. vốn gen của quần thể

C. kiểu hình của quần thể

D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 5: Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm:

A. số giao tử mang alen đó trong quần thể

B. các kiểu gen của mang alen đó trong quần thể

C. số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể

D. các kiểu hình của alen đó trong quần thể

Câu 7: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm như thế nào?

A. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

B. Đa dạng và phong phú về kiểu gen

C. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp

D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp

Câu 8: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?

A. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm qua các thế hệ

B. Thể hiện tính đa hình

C. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau

D. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ

Câu 9: Tần số tương đối của một kiểu gen được tính bằng tỉ lệ:

A. giữa số alen được xét đến với vốn gen của quần thể

B. phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể

C. số cá thể mang kiểu gen đó với số cá thể trong quần thể

D. phần trăm số TB mang alen đó trong quần thể

Câu 10: Tần số các alen của quần thể không thay đổi trong trường hợp nào sau đây?

A. QT tự thụ và quần thể ngẫu phối

B. QT tự thụ phấn

C. QT ngẫu phối

D. QT giao phối ngẫu nhiên và quần thể giao phối có lựa chọn

Câu 12: Nội dung đinh luật Hacđi – Vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể tự phối, thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng:

A. duy trì không đổi qua các thế hệ

B. thay đổi qua các thế hệ

C. giảm dần tần số alen lặn và kiểu gen lặn

D. tăng dần tần số alen lặn và kiểu gen lặn

Câu 13: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi – Vanbec?

A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài

B. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa

C. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình

D. Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể

Câu 14: Một trong những đặc điểm điển hình của quần thể ngẫu phối là luôn duy trì được:

A. sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình

B. tần số các alen qua nhiều thế hệ

C. TPKG của QT qua nhiều thế hệ

D. tỉ lệ kiểu hình qua nhiều thế hệ

Câu 19: Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là:

A. tạo dòng thuần

B. tạo nguồn biến dị di truyền

C. chọn lọc bố mẹ

D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới

Câu 20: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì?

A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn

B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ

C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ

D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống

Câu 21: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là:

A.  tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao

B. tạo sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng

C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống

D. tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới

Câu 22: Ưu thế lai F1 chỉ sử dụng vào mục đích kinh tế, không sử dụng làm giống vì:

A. ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ

B. tần số các alen thay đổi qua các thế hệ

C.  F1 có ưu thế lai cao

D. con lai F1 không sinh sản được

Câu 23: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích:

A. phát hiện biến dị tổ hợp

B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính

C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất

D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ

Câu 24: Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì?

A.  Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng

B. Các alen trội thường có tác dụng có lợi hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai

C. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện

D. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ

Câu 25: Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì:

A. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng

B.  tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm

C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh

D. tần số đột biến tăng

Câu 26: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?

A. Cho tự thụ phấn bắt buộc

B. Giâm cành

C. Nhân giống vô tính

D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc

Câu 27: Để dò tìm F1 có ưu thế lai rõ nhất từ 2 dòng bố mẹ người ta thường phải tiến hành phép lai:

A. phân tích kết hợp phép lai thuận nghịch

B. phân tích kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép

C. tự thụ phấn bắt buộc

D. thuận nghịch kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép

Câu 28: Phương pháp nào sau đây thuộc phương pháp tạo giồng bằng công nghệ tế bào?

A. Phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao

B.  Phương pháp tạo giống thuần từ nguồn biến dị tổ hợp

C. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

D. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn

Câu 30: Điều không đúng về thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là:

A. tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu

B. phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi

C. cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người

D. chuyển nhân của tế bào từ loài này sang loài khác

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên