Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng - Phần 4. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
10 Lần thi
Câu 1: Điều trị viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết bằng cách:
A. Chích màng nhĩ
B. Chụp phim Schuller và tiêm kháng sinh toàn thân
C. Chích màng nhĩ rồi làm thuốc tai hàng ngày cho đến khi lành bệnh
D. Nhỏ thuốc sát trùng ở mũi và kháng sinh nếu có sốt cao
Câu 2: Loại khí thường dùng được bằng đường khí dung:
A. Các loại tinh dầu
B. Các loại thuốc dạng gel
C. Các loại kháng sinh tan được trong nước
D. Các dung môi hữu cơ có tác dụng sát trùng
Câu 3: Tai biến chọc xoang hàm nào sau đây nặng nề nhất:
A. Gãy kim trong xoang hàm
B. Chảy máu sau khi chọc
C. Chọc vào hậu nhãn cầu
D. Chọc kim nằm ngoài xoang hàm và dưới má
Câu 4: Trường hợp nào nên được ưu tiên chọc súc rửa xoang hàm:
A. Ung thư xoang hàm
B. Polyp xoang hàm
C. Viêm xoang hàm mạn tính dày niêm mạc
D. Viêm xoang hàm mạn tính mủ
Câu 5: Phương pháp di chuyển (Proetz) trong điều trị ngoại trú mũi – xoang chỉ được thực hiện trong trường hợp:
A. Viêm xoang trán và viêm mũi
B. Viêm xoang bướm và xoang sàng
C. Viêm đa xoang mạn tính có cuốn giữa bị thoái hóa polyp
D. Viêm xoang hàm do răng
Câu 6: Nguyên lý của phẫu thuật FESS: (phẫu thuật nội soi mũi xoang):
A. Lấy hết bệnh tích viêm và làm cho mũi thông thoáng
B. Tôn trọng và bảo tồn chức năng, thiết lập lại sự thông khí và dẫn lưu của các xoang
C. Nạo sạch niêm mạc bị viêm trong các xoang và cắt cuốn giữa thoái hóa
D. Giải phóng thành bên của hốc mũi để tạo đường dẫn lưu của các xoang
Câu 7: Tính từ trước ra sau theo thứ tự:
A. Bóng sàng – mỏm móc – khe bán nguyệt
B. Khe bán nguyệt – bóng sàng – mỏm móc
C. Mỏm móc – bóng sàng – khe bán nguyệt
D. Mỏm móc – khe bán nguyệt – bóng sàng
Câu 8: Trong điều kiện cơ sở không có CT Scan, phim nào sau đây thường được chọn để chẩn đoán viêm xoang:
A. Phim sọ thẳng và sọ nghiêng
B. Phim Blondeau và Hirtz
C. Phim Blondeau và sọ thẳng
D. Phim Blondeau và sọ nghiêng
Câu 9: Một trong những đặc điểm để phân biệt giữa hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt và hội chứng đau thần kinh sọ mặt là:
A. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt có kèm theo rối loạn vận mạch, còn hội chứng đau thần kinh sọ mặt không kèm theo rối loạn thần kinh thực vật
B. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ măt có điểm đau sâu, còn hội chứng đau thần kinh sọ mặt có điểm đau nông
C. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt có tiên lượng tốt hơn hội chứng đau thần kinh sọ mặt
D. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt, đau có tính chất từng cơn rõ rệt hơn hội chứng đau thần kinh sọ mặt
Câu 10: Trong bệnh trĩ mũi, chất dịch trong mũi có đặc tính nào sau đây:
A. Dịch nhầy trong
B. Dịch nhầy vàng
C. Dịch là mủ vàng sệt
D. Dịch mũi biến thành vảy, tạo khuôn, màu vàng bẩn và có mùi thối đặc biệt
Câu 11: Các dậu hiệu mờ đặc, tiêu xương, và có hiện tượng đẩy dồn trên các phim mũi xoang là hình ảnh gợi ý của bệnh nào sau đây:
A. Ung thư mũi xoang
B. Polyp nhiều xoang thoái hóa do để lâu năm
C. Polyp nhiều xoang thoái hóa do để lâu năm
D. Viêm đa xoang mạn tính thể bả đậu
Câu 12: Trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đối với bệnh lý mũi xoang, phương pháp nào sau đây thường được chỉ định nhất:
A. Siêu âm màu
B. Siêu âm màu 3 chiều
C. Chụp cộng hưởng từ MRI
D. Chụp CT Scan
Câu 13: Biến chứng nào sau đây không phải do vai trò lò viêm thuộc TMH:
A. Viêm cầu thận cấp
B. Viêm màng não mủ
C. Thấp khớp cấp
D. Viêm nội tâm mạc bán cấp
Câu 14: . Toàn bộ cùng phân bố của các vết vàng chứa đựng các tế bào khứu giác ở:
A. Từ lưng cuống giữa trở lên
B. Ở niêm mạc cuống trên
C. Vùng niêm mạc vách ngăn của khe khứu giác
D. Ở niêm mạc của cuống trên và niêm mạc vách ngăn tại khe khứu giác (phần cao của vách ngăn mũi)
Câu 15: . Sự cấp máu toàn bộ của vùng mũi xoang được đảm bảo bởi:
A. Các nhánh của động mạch hàm trong
B. Chỉ gồm các nhánh của động mạch cảnh ngoài qua động mạch bướm- khẩu cái
C. Nhờ sự phân bố của các động mạch sàng trước và sàng sau
D. Động mạch hàm trong là nhánh của ĐM cảnh ngoài và các nhánh sàng trước và sàng sau của ĐM cảnh trong
Câu 16: Một bệnh nhân viêm màng não mủ đang điều trị ở khoa lây nhiễm có viêm tai. Viêm tai nào sau đây có nguy cơ nhất gây ra biến chứng viêm màng não mủ này:
A. Viêm tai giữa mạn
B. Viêm tai xương chũm mạn
C. Viêm tai xương cũm mạn có cholestesatoma
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
Câu 17: Chức năng của các lỗ thông xoang là:
A. Làm nhẹ khối xương mặt
B. Dẩy không khí từ mũi vào các xoang
C. Dẫn lưu các dịch tiết từ các xoang ra
D. Bảo vệ xoang và giữ cho các hằng số sinh lý ở giới hạn bình thường trong xoang
Câu 18: Viêm xoang nào thường gây biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu:
A. Viêm xoang hàm
B. Viêm xoang sàng trước
C. Viêm hệ thống xoang sau
D. Viêm xoang trán
Câu 19: Sự dịch chuyển hệ thống nhầy – lông trong các xoang theo nguyên tắc:
A. Theo hướng trọng lực từ vị trí cao hướng về nơi thấp là các lỗ xoang
B. Khởi phát đợt chuyển đông cục bộ từng vùng về hướng lỗ thông xoang tại nơi có dị vật
C. Tùy theo xoang mà có hình thức chuyển dịch theo làn song hoặc đồng loạt theo hình ngôi sao
D. Sự chuyển dịch đồng loạt theo hướng hình vòng đồng tâm từng đợt hướng về các lỗ thông xoang
Câu 20: Tập hợp triệu chứng nào sau đây không có trong viêm tai xương chũm hài nhi:
A. Nôn, ỉa chảy, mất nước
B. Màng nhĩ mất bóng sáng, không căng phồng
C. Có thể không chảy mủ tai, không thủng màng nhĩ
D. Khả năng nghe bình thường (không giảm thính lực)
Câu 21: Để bảo vệ công nhân làm việc trong một nhà máy có tiếng ồn cao có thể gây điếc; nhiều bụi... có thể gây bệnh phổi; nhiều hơi độc hoá chất có thể ảnh hưởng đường hô hấp và chuyển hoá..Vậy phải mời ai đến can thiệp:
A. Chuyên khoa TMH
B. Chuyên khoa Nội hô hấp
C. Chuyên khoa Y tế công nghiệp
D. Chuyên khoa dị ứng
Câu 22: Triệu chứng nào ít gặp hoặc không có trong áp xe thành sau họng:
A. Viêm long đường hô hấp trên
B. Sưng hạch góc hàm dưới cằm
C. Rối loạn nuốt, bỏ bú…
D. Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ
Câu 23: Một trẻ sơ sinh bị viêm mũi lậu cầu sau sinh vào điều trị ở khoa TMH, nguồn gây bệnh có thể ở:
A. Lây nhiễm từ ngay khoa TMH
B. Từ âm đạo mẹ của trẻ
C. Từ người nữ hộ sinh
D. Từ dụng cụ phòng sinh
Câu 24: Áp xe thành sau họng gây tử vong do:
A. Suy dinh dưỡng do không ăn uống được
B. Suy hô hấp do viêm thanh khí phế quản
C. Suy hô hấp do chèn ép gây ngạt thở
D. Nhiễm trùng sâu, thường nhiễm trùng máu
Câu 25: Một bệnh nhi bị câm cần khám tìm nguyên nhân. Chuyên khoa nào sau đây chưa nhất thiết khám (ít liên quan nhất):
A. Khám Nhi
B. Khám tai
C. Khám tâm thần
D. Khám ngoại
Câu 26: Động mạch nào có tên sau đây không tham gia vào cấp máu cho mũi:
A. Động mạch bướm khẩu cái
B. Động mạch sàng
C. Động mạch hàm trong
D. Động mạch họng lên
Câu 27: Nhóm răng nào sau đây khi một trong các răng trong nhóm bị bệnh đều có thể gây viêm xoang hàm:
A. Răng 4,5,6,7, hàm dưới
B. Răng 1,2,3,4 hàm trên
C. Răng 5,6,7,8 hàm dưới
D. Răng 4,5,6,7 hàm trên
Câu 28: Một cháu bé bị chàm cữa mũi do viêm VA mạn tính. Cách điều trị nào sau đây là quan trọng nhất:
A. Bôi xanh mê ty len điều trị chàm
B. Nạo VA
C. Nhỏ mũi Acgyrol săn niêm mạc mũi và sát trùng vòm mũi họng
D. Kháng sinh bôi kết hợp điều trị dị ứng
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang cấp là:
A. Lệch, vẹo, mào vách ngăn
B. Bệnh lý toàn thân như suy nhược, đái tháo đường
C. Do viêm mũi họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây đường hô hấp
D. Các kích thích lý, hóa như bụi, khói, hơi hóa chất độc
Câu 30: Nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, giảm thị lực... là những triệu chứng của nhiều bệnh gây nên. Chuyên khoa (CK) nào liên quan nhiều nhất đến triệu chứng đó:
A. CK Tai Mũi Họng
B. CK Ngoại
C. CK Mắt
D. CK Thần kinh
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng có đáp án Xem thêm...
- 10 Lượt thi
- 40 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận