Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 42. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Xếp vào nhóm T3 nếu: không kể kích thước nhưng khối u đã:
A. Xâm lấn vào trung thất
B. Xâm lấn vào cơ hoành và tràn dịch màng phổi
C. Xâm lấn vào thành ngực, vào cơ hoành và vào trung thất
D. Xâm lấn vào thành ngực hay cơ hoành hay trung thất
Câu 2: Trong ung thư phổi, xếp vào nhóm T3 nếu:
A. Khối u < 1cm
B. U cách chĩa phế quản gốc < 2cm
C. Chưa di căn xa
D. Chưa có hạch vùng
Câu 3: Trong ung thư phổi, không kể kích thước u, nếu có tràn dịch màng phổi phải xếp vào T3 vì:
A. Tràn dịch màng phổi là tổn thương màng phổi cả lá tạng lẫn lá thành
B. Tổn thương lá thành nghĩa là tổn thương thành ngực; Tổn thương thành ngực là tổn thương một cơ quan khác
C. Tổn thương thành ngực là đã có di căn
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 4: Yếu tố quyết định cách thức điều trị ung thư phổi là:
A. Bản chất tế bào học của khối u
B. Di căn; Hạch vùng
C. Kích thước khối u
D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 5: Tìm một ý không đúng với ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá:
A. Tế bào ung thư rất non nên nhân lên nhanh và di căn sớm
B. Tế bào ung thư rất non nên rất ác tính
C. Hoá trị và xạ trị là chính
D. Phải xác định chính xác T, M, N
Câu 6: Tìm một câu sai: Trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ không biệt hoá:
A. Xạ trị liệu không có kết quả nhiều
B. Nếu có chỉ định mổ thì tốt nhất
C. Chỉ định mổ phải dựa vào phân độ TNM
D. Tế bào ung thư rất non và ác tính
Câu 7: Nếu ung thư phổi cách chĩa phế quản gốc < 2cm là nhóm T3 vì:
A. U dễ gây khó thở
B. U hay gây ho ra máu
C. U dễ lan rộng sang phế quản gốc bên đối diện
D. Thường là ung thư tế bào nhỏ
Câu 8: Trong u phổi, toàn bộ một phổi bị xẹp có nghĩa là:
A. U phổi rất lớn
B. Viêm phổi do nghẽn
C. Khối u làm tắc phế quản gốc
D. Khối u làm tắc phế quản thuỳ đáy
Câu 9: Nguyên nhân xơ gan hay gặp nhất ở nước ta là:
A. Do rượu
B. Do suy tim
C. Do suy dưỡng
D. Do viêm gan siêu vi
Câu 10: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là do: 1. Tĩnh mạch cửa bị chèn ép do tổ chức xơ phát triển. 2. Các nốt tế bào gan tân tạo chèn vào tĩnh mạch cửa. 3. Do tăng áp tĩnh mạchchủ dưới 4. Tăng áp tĩnh mạch lách.
A. Tất cả các nguyên nhân trên
B. 2, 3 đúng
C. 3, 4 đúng
D. 1, 2, 4 đúng
Câu 11: Chẩn đoán xác định xơ gan còn bù dựa vào:
A. Lâm sàng
B. Sinh thiết gan
C. Siêu âm gan
D. Soi ổ bụng
Câu 12: Hồng ban lòng bàn tay trong suy gan là do:
A. Giảm tỷ prothrombin
B. Men SGOT, SGPT tăng
C. Giảm fibrinogen
D. Các chất trung gian gĩan mạch, Oestrogen không được giáng hóa
Câu 13: Trong xơ gan, chảy máu dưới da và niêm mạc là do:
A. Tăng áp thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
C. Chất giãn mạch nội sinh
D. Giảm yếu tố V
Câu 14: Tăng Bilirubin trong xơ gan là do:
A. Thiếu máu động mạch gan
B. Tổ chức xơ nhiều gây chèn ép đường mật, suy gan nặng
C. Suy gan nặng và cổ trướng quá lớn
D. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
Câu 15: Tuần hoàn bàng hệ chính trong xơ gan là:
A. Chủ - chủ
B. Cửa - chủ
C. Thận - chủ dưới
D. Tĩnh mạch lách - tĩnh mạch cửa
Câu 16: Thiếu máu trong xơ gan là do:
A. Kém hấp thu
B. Chảy máu, giảm tổng hợp albumin, do miễn dịch
C. Rối loạn Prothrombin
D. Huyết tán
Câu 17: Báng trong xơ gan là do các nguyên nhân sau đây ngoại trừ:
A. Tăng áp lực cửa
B. Giảm áp lực keo
C. Giảm prothrombin làm tăng tính thấm thành mạch
D. Ứ máu hệ tĩnh mạch tạng, giảm thể tích tuần hoàn hiệu lực
Câu 18: Cường lách trong xơ gan có biểu hiện:
A. Giảm hai dòng tế bào máu ngoại vi
B. Giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi
C. Giảm hồng cầu,nhưng bạch cầu và tiểu cầu bình thường
D. Giảm ba dòng tế bào máu ở ngoại vi và ở tủy
Câu 19: Trong xơ gan, xét nghiệm nào sau đây là đặc hiệu chứng tỏ có hội chứng viêm:
A. Điện di protein có albumin máu giảm
B. Điện di protein có globulin tăng
C. Điện di protein có globulin giảm
D. Fibrinogen giảm
Câu 20: Nguyên nhân nào sau đây làm giảm tỷ prothrombin:
A. Suy gan kèm lách lớn
B. Tăng áp tĩnh mạch cửa
C. Tắc mật hoặc suy gan
D. Liệt ruột
Câu 21: Trong xơ gan mất bù, biến chứng nhiễm khuẩn theo thứ tự hay gặp là: 1. Viêm phổi. 2. Nhiễm trùng báng. 3. Viêm ruột. 4. Nhiễm trùng đường tiểu.
A. Tất cả các nhiễm khuẩn trên
B. 3, 4 đúng
C. 3, 2, 1 đúng
D. 1, 2, 3 đúng
Câu 22: Chảy máu tiêu hóa trong xơ gan mất bù có thể do: 1. Tăng áp lực cửa nặng 2. Tắc mật 3. Suy gan nặng. 4. Viêm, loét dạ dày.
A. Tất cả các nguyên nhân trên
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 3, 4 đúng
D. 1, 2 đúng
Câu 23: Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản có đặc điểm:
A. Ồ ạt, máu tươi, đau sau xương ức
B. Nôn máu kèm nuốt nghẹn
C. Nôn máu tươi ồ ạt không có triệu chứng báo trước
D. Có hội chứng nhiễm trùng đi trước
Câu 24: Hội chứng não gan thường do: 1. Tăng áp cửa nặng. 2. Suy gan nặng. 3. Rối loạn điện giải. 4. Nhiễm khuẩn 5. Tắc mật nặng và kéo dài.
A. 1, 2, 3 đúng
B. 1, 2, 3, 4 đúng
C. 2, 4 đúng
D. 2, 3, 4 đúng
Câu 25: Các biểu hiện của hôn mê gan là do:
A. Thiếu máu não cục bộ
B. Vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh giả
C. Não thiếu năng lượng
D. Tăng Kali máu
Câu 26: Triệu chứng sớm của hôn mê gan là:
A. Rối loạn định hướng, ngủ gà
B. Run tay
C. Hoa mắt
D. Rối loạn tuần hoàn với mạch nhanh,huyết áp tăng
Câu 27: Dấu rung vỗ cánh có đặc điểm:
A. Cử động bàn tay với biên độ nhỏ, đối xứng hai bên
B. Cử động bàn tay với biên độ lớn, không đều, không đối xứng
C. Bàn tay rủ xuống, không đối xứng
D. Cử động cánh tay liên tục
Câu 28: Hôn mê gan thường có đặc điểm:
A. Liệt nửa người đi kèm
B. Mất phản xạ gân xương
C. Có dấu Babinski 1 bên
D. Tăng phản xạ gân xương, không có dấu thần kinh khu trú
Câu 29: Điều trị đặc hiệu suy gan là:
A. Thuốc tăng đồng hóa protein
B. Vitamin B1, C, A
C. Colchicin liều cao
D. Không có điều trị đặc hiệu
Câu 30: Các biện pháp điều trị cổ trướng trong xơ gan: 1. Nghĩ ngơi, tiết thực, lợi tiểu. 2. Chọc tháo báng. 3. Dùng kích thích tố nam. 4. Truyền albumin lạt.
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 4 đúng
D. 2, 4 đúng
Câu 31: Xét nghiệm để theo dõi khi điều trị lợi tiểu ở bệnh nhân xơ gan mất bù:
A. Tỷ prothrombin
B. Điện não đồ
C. Dự trữ kiềm
D. Điện giải đồ máu và nước tiểu
Câu 32: Điều trị chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản thường áp dụng theo thứ tự:
A. Thuốc cầm máu, chẹn giao cảm β, truyền máu
B. Truyền máu, đặt xông Blakemore, chích xơ-, Sandostatin
C. Truyền máu- sandostatin- Đặt xông Blake - more - chích xơ- chẹn giao cảm β
D. Đăt xông Blakemore- chẹn giao cảm β
Câu 33: Thuốc ứ chế dẫn truyền thần kinh giả hiện nay được ưa chuộng:
A. L-dopa
B. Dopamin
C. 5- hydroxytryptamin
D. Flumazenil
Câu 34: Bệnh nhân nữ 45 tuổi, xơ gan mất bù. Vào viện vì sốt, đau bụng. Khám thực thể cho thấy: da vàng, sốt (38,1 độ C), mạch 100l/phút. Bụng to, căng bè, đau, phù chân. Cận lâm sàng: Bilirubin máu: 13,6 mg%, Hb: 12,2 g%. Bạch cầu máu: 14.500/mm3. Tiểu cầu: 98.000/mm3. tỷ Prothrombin 64%. Albumin máu 28g/lít. Dịch báng: Albumin 9g/l. BC: 650/mm3. Neutro: 90% Mono: 10%. Nhuộm Gram không có vi khuẩn. Điều nào sau đây là đúng:
A. Phải đợi đến khi điều chỉnh được thời gian Prothrombin (bằng vitamin K hay tủa lạnh) mới được chọc dò báng để chẩn đóan.
B. Cổ trướng là thứ phát do tăng áp cửa
C. Xét nghiệm tế bào gợi ý có viêm phúc mạc và có chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng
D. Chọc dò báng chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm
Câu 35: Bệnh nhân nữ 45 tuổi, xơ gan mất bù. Vào viện vì sốt, đau bụng. Khám thực thể cho thấy: da vàng, sốt (38,1 độ C), mạch 100l/phút. Bụng to, căng bè, đau, phù chân. Cận lâm sàng: Bilirubin máu: 13,6 mg%, Hb: 12,2 g%. Bạch cầu máu: 14.500/mm3. Tiểu cầu: 98.000/mm3. tỷ Prothrombin 64%. Albumin máu 28g/lít. Dịch báng: Albumin 9g/l. BC: 650/mm3. Neutro: 90% Mono: 10%. Nhuộm Gram không có vi khuẩn. Có cần chọc dò màng bụng lần 2 không và thực hiện khi nào?
A. Không cần chọc lại.
B. Chỉ chọc lại sau 2 ngày điều trị mà bệnh nhân chưa hết sốt.
C. Chọc lại lần 2 sau 5 ngày điều trị.
D. Không cần chọc lại mà phải chuẩn bị ghép gan.
Câu 36: Điều trị báng mức độ trung bình ở bệnh nhân xơ gan:
A. Hạn chế Natri < 80mg/ngày
B. Rút nước báng và bù lại bằng truyền albumin sẽ cải thiện tỷ lệ sống
C. Hạn chế năng lượng: 1500 calori/ngày
D. Lợi tiểu để giảm cân 2kg/ngày
Câu 37: Vi khuẩn hay gặp nhất trong nhiễm trùng báng là:
A. Phế cầu
B. Liên cầu
C. Tụ cầu vàng
D. E.Coli
Câu 38: Điều trị nhiễm khuẩn báng nhưng cấy dịch báng âm tính là:
A. Kháng sinh có hoạt phổ rộng bằng đường uống
B. Kháng sinh diệt khuẩn gram (+) và kỵ khí
C. Kháng sinh diệt khuẩn gram (-) và kỵ khí
D. Kháng sinh diệt khuẩn gram (-) và kỵ khí bằng đường tiêm
Câu 39: Trong dịch báng cấy có E. Coli, điều trị tốt nhất là:
A. Phối hợp Cloramphenicol 1gr/ngày và Ampicilline 2gr/ngày trong 5 ngày
B. Phối hợp Metronidazole 1,5gr/ngày và Roxitromycine 300mg/ngày trong 5 ngày
C. Cephadroxil 1,5gr/ngày trong 5 ngày
D. Claforan 2 gr mỗi 8 giờ trong 5 ngày
Câu 40: Điều trị dự phòng chảy máu tái phát từ tĩnh mạch trướng thực quản tốt nhất là:
A. Chích xơ tĩnh mach trướng định kỳ mỗi 3 tháng
B. Thắt tĩnh mạch trướng mỗi 6 tuần
C. Uống thuốc chẹn β giao cảm và thuốc giãn mạch 5 Mono-Isosorbide hằng ngày
D. Phối hợp thắt tĩnh mạch trướng với chẹn β giao cảm và thuốc giãn mạch 5 Mono-Isosorbide
Câu 41: Khi hít nước vào phổi gây ra các hiện tượng sau:
A. Giảm sức căng bề mặt phế nang
B. Tăng sức căng bề mặt các phế nang
C. Làm tăng thông khí phổi
D. Làm tăng chỉ số thông khí/khuyếch tán
Câu 42: Khi ngạt trong nước mặn thể tích máu thay đổi:
A. Tăng thể tích
B. Giảm thể tích
C. Lúc đầu tăng sau giảm
D. Lúc đầu giảm sau tăng
Câu 43: Trong ngạt nước ngọt thiếu máu là do:
A. Máu bị hoà loảng
B. Co mạch
C. Vỡ màng hồng cầu
D. Máu bị hoà lỏang và vỡ màng hồng cầu
Câu 44: Trong ngạt loại nước nào sau đây thì gây tăng thể tích máu:
A. Nước đầm phá
B. Nước biển
C. Nước sông
D. Nước biển và nước đầm phá
Câu 45: Trong ngạt nước, loại nước nào sau đây thì gây giảm thể tích máu:
A. Nước sông
B. Nước ao hồ
C. Nước đầm phá
D. Nước biển
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận