Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 22. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
35 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Trình bày quan niệm về pháp luật thương mại quốc tế?
A. Là các hoạt động thương mại của cá nhân, tổ chức được pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh
B. Là toàn bộ các qui phạm điều chỉnh quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ thương mại có yếu tố nước ngoài
C. Là toàn bộ các qui phạm điều chỉnh quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ thương mại dịch vụ xúc tiến thương mại có yếu tố nước ngoài
D. Là toàn bộ các qui phạm điều chỉnh quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các dịch vụ xúc tiến thương mạ
Câu 2: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) quan niệm những hành vi nào là hành vi thương mại quốc tế?
A. Bao gồm những hành vi sau: hành vi buôn bán giữa thương nhân với nhau, hoạt động sản suất ra hàng hoá để trao đổi với nhau, hoạt động thuê mướn, mọi hoạt động tư vấn có thù lao, mua bán Li – xăng (license) chuyển giao công nghệ …
B. Bao gồm những hành vi sau: hành vi buôn bán giữa thương nhân với nhau, hoạt động sản suất ra hàng hoá để trao đổi với nhau, hoạt động thuê mướn, mọi hoạt động tư vấn có thù lao, mua bán Li – xăng (license) chuyển giao mọi hoạt động liên kết nhằm mục đích kiếm lời
C. Bao gồm tất cả các hành vi trao đổi mua bán, dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời ở nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư quốc tế, du lịch, chuyển giao công nghệ, mua bán li – xăng (license)
D. Bao gồm tất cả các hành vi trao đổi mua bán, dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời ở tất cả các lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư quốc tế, du lịch, chuyển giao công nghệ, mua bán li – xăng (license), mua bán đất đai, nhà cửa . v..v …
Câu 3: Điểm khác nhau về định nghĩa hành vi thương mại quốc tế giữa pháp luật nước ta với quan niệm của WTO?
A. Luật thương mại Việt Nam quan niệm hẹp hơn về hành vi thương mại, còn WTO quan niệm rộng hơn
B. Luật thương mại Việt Nam chỉ qui định 14 hành vi thương mại, còn WTO qui định tất cả các hành vi nhằm mục địch kiếm lời là hành vi thương mạ
C. Luật thương mại Việt Nam qui định hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại, luật thương mại chỉ qui định 14 hành vi là hành vi thương mại, còn WTO qui định tất cả các hành vi nhằm mục đích kiếm lời là hành vi thương mại
D. Luật thương mại Việt Nam qui định hành vi thương mại là hành vi của thương nhân và tất cả pháp nhân, cá nhân trong hoạt động thương mại, Luật thương mại chỉ qui định 14 hành vi là hành vi thương mại, còn WTO qui định tất cả các hành vi nhằm mục đích kiếm lời là hành vi thương mại
Câu 4: Theo pháp luật nước ta, chủ thể tham gia thương mại quốc tế gồm những cá nhân, tổ chức nào?
A. Là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tổ chức thuộc mọi ngành nghề kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
B. Là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tổ chức thuộc mọi ngành nghề kinh tế xã hội, dịch vụ như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ...
C. Là thương nhân hành nghề thương mại trong những ngành nghề thương mại đã ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc cac thành phần kinh tế
D. Là thương nhân được phép hành nghề thương mại trong những ngành nghề thương mại đã ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Câu 5: Sự khác nhau giữa WTO với Luật Thương mại VN qui định về thương nhân?
A. Theo WTO thương nhân là thuật ngữ để chỉ những người mà hoạt động của hộ mang hai đặc điểm: độc lập trong quan hệ thương mại, có quyền ký hợp đồng thương mại nhằm mục đích kiếm lời, còn Luật Việt Nam quan niệm thương nhân là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lời
B. Theo WTO thương nhân có thể là cá nhân, tổ chức kinh doanh. Thương nhân là cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Thương nhân là tổ chức thường dưới dạng công ty, gia đình có hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lời
C. Theo WTO, thương nhân chỉ có hai loại: cá nhân và tổ chức hoạt động độc lập thường xuyên, coi thương mại là một nghề, còn Luật thương mại Việt Nam thương nhân có 4 loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình
D. Theo WTO thương nhân là thuật ngữ để chỉ những người mà hoạt động của họ mang hai đặc điểm: độc lập trong quan hệ thương mại, có quyền ký hợp đồng thương mại nhằm mục đích kiếm lời, còn Luật thương mại Việt Nam quan niệm thương nhân rộng hơn gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lời
Câu 6: Các quan hệ thương mại quốc tế được điều chỉnh dựa vào các nguồn pháp luật?
A. Luật dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
B. Luật dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ
C. Luật dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ, luật tục
D. Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế
Câu 7: Theo luật thương mại nước ta, hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng: ► ► . ☺
A. Có đối tượng hàng hoá, dịch vụ đặt ở nước ngoài
B. Mua bán hàng hoá được ký kết và thực hiện giữa một bên là doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài
C. Mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài
D. Được thoả thuận và thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
Câu 8: Theo công ước Lahaye (1964), hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó các bên ký kết:
A. Phải có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá có nguồn gốc ở nước ngoài, chào hàng và chấp nhận hàng có thể được lập ở các nước khác nhau
B. Phải có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá có nguồn gốc ở nước ngoài, chào hàng và chấp nhận hàng có thể được lập ở nước ngoài.
C. Có thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá có thể được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên có thể được lập ở những nước khác nhau
D. Có thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá có thể được chuyển ra nước ngoài hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau
Câu 9: Theo Công ước Viên 1980, hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hoá?
A. Giữa các bên có quốc tịch khác nhau
B. Mà đối tượng của nó được chuyển ra nước ngoài
C. Mà đối tượng của nó được có nguồn gốc ở nước ngoài
D. Các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
Câu 10: So sánh sự khác nhau hai công ước: công ước Viên 1980, công ước Lahaye 1964 quan niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Công ước Viên 1980 đưa ra 2 tiêu chuẩn: chủ thể ở các nước khác nhau, hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước khác. Công ước Lahaye 1964 đưa ra 1 tiêu chuẩn: chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
B. Công ước viên 1980 đưa ra 2 tiêu chuẩn: chủ thể ở các nước khác nhau, hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước khác. Công ước Lahaye 1964 đưa ra 3 tiêu chuẩn: chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác, hàng hoá di chuyển ra nước ngoài, chào hàng được lập ở các nước khác nhau, hàng hoá di chuyển ra nước ngoài, chào hàng được lập ở các nước khác nhau
C. Công ước viên 1980 đưa ra 1 tiêu chuẩn: các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Công ước Lahaye 1964 đưa ra 3 tiêu chuẩn: chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá di chuyển ra nước ngoài, chào hàng, chấp nhận hàng được lập ở các nước khác nhau
D. Công ước viên 1980 đưa ra 2 tiêu chuẩn: các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước khác. Công ước Lahaye 1964 đưa ra 3 tiêu chuẩn: chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá di chuyển ra nước ngoài, chào hàng được lập ở các nước khác nhau
Câu 11: Trình bày đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương?
A. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, cơ quan giải quyết tranh chấp của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước
B. Chủ thể có thể có quốc tịch ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có thể được di chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toá có thể ngoại tệ, đối với một bên hoặc cả hai bên hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp có thể của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước
C. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, cơ quan giải quyết tranh chấp của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng đơn giản hơn hẳn hợp đồng mua bán trong nước
D. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, cơ quan giải quyết tranh chấp của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng phong phú đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước
Câu 12: Trình bày đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Chủ thể là thương nhân có thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, thương nhân là thể nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch, hoặc có trụ sở chính ở một nước
B. Chủ thể là thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, thương nhân là thể nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch, hoặc cư trú
C. Chủ thể là thương nhân phải có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, thương nhân là thể nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch, hoặc cư trú
D. Chủ thể là thương nhân có thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, thương nhân là thể nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó có trụ sở hoạt động
Câu 13: Trình bày đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo qui định của pháp luật
B. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới phù hợp với pháp luật nước người bán và pháp luật nước người mua hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo qui định của pháp luật
C. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới phù hợp với pháp luật nước người bán và pháp luật nước người mua hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo qui định của pháp luật và luật của nước thứ ba
D. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới phù hợp với pháp luật nước người bán và pháp luật nước người mua hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo qui định của pháp luật và phù hợp luật của nước trung chuyển
Câu 14: Hiện nay ở Việt Nam, những mặt hàng nào cấm xuất khẩu?
A. Vũ khí đạn được, chất nổ, chất cháy, đồ cổ, đồ gỗ, các loại ma tuý, các loại hoá chất độc, động vật trong rừng
B. Vũ khí đạn được, chất nổ, chất cháy, đồ cổ, đồ gỗ, các loại ma tuý, các loại hoá chất độc, động vật trong rừng, các loại máy mật mã chuyên dùng
C. Vũ khí đạn được, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ trong công nghiệp), trang thiết bị quân sự, đồ cổ, các loại ma tuý, đồ gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ trong rừng nguyên sinh, động vật hoang dã và thực vật quý hiếm, các loại máy mật mã chuyên dùng
D. Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ trong công nghiệp), trang thiết bị quân sự, đồ cổ, các loại ma tuý, gỗ tròn, gỗ xẻ trong rừng nguyên sinh, thực vật quý hiếm, các loại máy mật mã chuyên dùng máy thiết bị công nghiệp
Câu 15: Hiện nay ở Việt Nam, những mặt hàng nào cấm nhập khẩu?
A. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá nước ngoài, đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phần khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
B. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động nước ngoài, đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
C. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động nước ngoài, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự an toàn xã hội, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
D. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá nước ngoài, đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, xe máy, ô tô
Câu 16: Trình bày về đặc điểm của đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Thanh toán bằng ngoại tệ mạnh như USD, Euro
B. Thanh toán bằng đồng tiền của nước người bán, hoặc đồng tiền của nước người mua?
C. Thanh toán bằng đồng tiền của nước người nhập khẩu
D. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một bên và cả hai bên, hoặc là nội tệ đối với cả hai bên, tuỳ các bên lựa chọn
Câu 17: Việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Các bên tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp có thể chọn toà hoặc trọng tài bất kỳ nước nào. Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực nhà nước
B. Các bên chỉ chọn trọng tài, toà án của nước người bán hoặc trọng tài nước người mua, Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực nhà nước
C. Có thể chọn bất cứ Trọng tài nước nào miễn sao bảo đảm quyền lợi của các bên. Toà án xét xử theo những nguyên tắc nhất định, không thể chọn tuỳ tiện. Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang mang tính quyền lực nhà nước
D. Có thể chọn trọng tài, toà án của nước người bán, của nước người mua, hoặc của nước thứ ba, Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực nhàn nước
Câu 18: Theo Luật Thương mại Việt Nam, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là thông báo của bên được chào hàng:
A. Chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ hay một phần các nội dung đã nêu trong chào hàng
B. Chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng. Nếu sửa đổi, bổ sung thì không sửa đổi, bổ sung nội dung chủ yếu
C. Chuyển cho bên chào hàng hoặc người đại diện về việc chấp thuận toàn bộ hay một phần các nội dung đã nêu trong chào hàng
D. Chuyển cho bên chào hàng hoặc người môi giới thương mại về việc chấp thuận toàn bộ hay một phần các nội dung đã nêu trong chào hàng
Câu 19: Theo Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán ngoại thương được coi là ký kết vào lúc nào?
A. Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng có thể được người chào hàng chấp nhận (chào hàng tự do)
B. Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hợp lý của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng có thể được người chào hàng chấp nhận (chào hàng tự do)
C. Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng có thể được người chào hàng chấp nhận trong thời gian hợp lý (chào hàng tự do)
D. Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được người chào hàng chấp nhận (chào hàng tự do)
Câu 20: Theo công ước Viên 1980, trong thương mại quốc tế có các loại chào hàng?
A. Tự do, chào hàng có điều kiện, và chào hàng cố định
B. Tự do, chào hàng vô điều kiện, chào hàng cố định
C. Không cam kết, chào hàng tự do
D. Chào hàng cố định và chào hàng tự do
Câu 21: Theo công ước viên 1980, chào hàng tự do trong thương mại quốc tế là loại chào hàng gửi cho những bạn hàng?
A. Cùng một lúc, nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đổi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
B. Ở các thời điểm khác nhau. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đổi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
C. Cùng một lúc trong một thời gian hợp lý. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đổi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
D. Cùng một lúc trong một thời hạn nhất định. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đỏi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
Câu 22: Theo pháp luật thương mại quốc tế, quy chế tối huệ quốc (MFN) là:
A. Yêu cầu phải đối xử bình đẳng giữa các nước khác nhau trong về thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu
B. Yêu cầu nước chủ nhà nếu đã giao cho nước nào đó một đặc quyền về thương mại thì cũng phải đối xử với các nước khác viên WTO tương tự như vậy
C. Yêu cầu phải đối xử bình đẳng giữa các nước khác nhau khi muốn xuất hàng háo của mình vào nước họ
D. Yêu cầu không phân biệt đối xử đối với hàng hoá giữa các nước khác nhau
Câu 23: Thế nào là chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)?
A. Hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu được đối xử bình đẳng với nhau trong một quốc gia
B. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử bình đẳng về mặt thuế quan, hàng rào phí thuế quan và các chi phí khác
C. Hàng nhập khẩu phải được đối xử bình đẳng như hàng nội địa ngay sau khi hàng nhập khẩu đã vào thị trường nội địa
D. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử như nhau từ phía các cơ quan nhà nước và từ khách hàng
Câu 24: Chủ thể của luật thương mại quốc tế bao gồm những pháp nhân, thế nhân nào?
A. Quốc gia, tổ chức kinh tế liên quốc gia, tổ chức quốc tế khác, các loại doanh nghiệp, các thương nhân
B. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước, các loại hình doanh nghiệp
C. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhàn nước các loại hình doanh nghiệp và các thương nhân khác
D. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước, các loại hình doanh nghiệp và tất cả các tổ chức kinh tế khác
Câu 25: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về hàng hoà gồm:
A. Thuế quan, phí, lệ phí, quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm, quy định về dệt may, các quy định về hàng công nghiệp và các biện pháp chống bán phá giá
B. Thuế quan, phí, lệ phí, quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm quy định về dệt may, các biện pháp chống bán phá giá
C. Thuế quan, phí, lệ phí: quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm quy định về dệt may, các biện pháp chống trợ cấp, tự vệ, các rào cản thuế quan
D. Thuế quan, phí, lệ phí: quy định về nông nghiệp và nông sản, về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm, quy định về dệt may, về các biện pháp chống phá giá, trợ cấp, tự vệ, về kiểm tra hàng hoá trước khi đưa hàng xuống tàu, về các rào cản phí thuế quan…..
Câu 26: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về thương mại dịch vụ gồm:
A. Dịch vụ xây dựng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách, dịch vụ tư vấn, dịch vụ sức khoẻ và xã hội, dịch vụ giáo dục…
B. Dịch vụ xây dựng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ y tế, giáo dục, thể thao, du lịch….
C. Các dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng, viễn thông, du lịch, hàng không……
D. Các dịch vụ xây dựng, sức khoẻ và xã hội, tư vấn quán lý, dịch vụ tài chính, viễn thông, vận chuyển hàng hoá, hành khách đường biển, dịch vụ du lịch, thể thao, hàng không, giáo dục…
Câu 27: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ gồm:
A. Bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, sơ đồ bố trí mạch tích hợp
B. Bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, các loại thông tin mật và bí quyết thương mại, chỉ dẫn địa lý, sơ đồ bố trí mạch tích hợp
C. Quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, sơ đồ bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin mật và bí quyết thương mại, các hợp đồng li – xăng (license) chống cạnh tranh trong thương mại
D. Quyền tác giả, và các bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, bản phát minh bảng tích hợp, các thông tin mật và bí quyết thương mại, các hợp đồng li – xăng (license) chống cạnh tranh trong thương mại….
Câu 28: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài gồm:
A. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
B. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã hội nhất định, gồm 2 hình thức đầu tư nước ngoài là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
C. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã hội nhất định. Có 2 loại hình đầu tư nước ngoài: đầu tư công cộng nước ngoài và đầu tư tư nhân nước ngoài
D. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã hội nhất định. Có 2 loại hình đầu tư nước ngoài: đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu tư nước ngoài.gián tiếp
Câu 29: Thế nào là bán phá giá, theo quan niệm của WTO là:
A. Bán rẻ hơn giá bán trên thị trường nước nhập khẩu
B. Bán rẻ hơn giá trên thị trường nước xuất khẩu
C. Một loại hàng hoá được xuất khẩu với giá thấp hơn mức giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước nhập khẩu
D. Mức giá xuất khẩu một mặt hàng của doanh nghiệp thấp hơn mức giá cùng mặt hàng đó mà doanh nghiệp bán trong nước
Câu 30: Theo WTO về thương mại dịch vụ, thế nào là sự hiện diện thương mại là:
A. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì một pháp nhân, một chi nhánh, một văn phòng đại diện tại lãnh thổ của một bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
B. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì một doanh nghiệp tại lãnh thổ của bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
C. Hình thức tổ chức kinh doanh của một công ty nước ngoài lập tại lãnh thổ bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ đã thoả thuận
D. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì trao đổi một pháp nhân doanh nghiệp, một chi nhánh, một văn phòng đại diện tại lãnh thổ của một bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 35 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận