Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 16

Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 180 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 16. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

13 Lần thi

Câu 1: Đặc trưng của văn hóa Đồng Nai:

A. Nghề nông, thủ công phát triển.

B. Thành tựu văn hóa đặc trưng: bộ đàn đá

C. Ngành nghề phổ biến: trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 2: Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam Á được hình thành từ:

A. Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á

B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực

C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây

D. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là:

A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc.

B. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc.

C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ

D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 4: Các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Mac- Lênin được truyền vào Việt Nam vào giai đoạn văn hóa nào?

A. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc

B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

C. Giai đoạn văn hóa Đại Nam

D. Giai đoạn văn hóa hiện đại

Câu 5: Đỉnh cao văn hóa Lý - Trần và Hậu Lê thuộc giai đoạn văn hóa nào?

A. Văn hóa chống Bắc thuộc

B. Văn hóa Đại Việt

C. Văn hóa Đại Nam

D. Văn hóa hiện đại.

Câu 6: Nói về nghệ thuật chèo truyền thống của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Chèo là loại hình sân khấu tổng hợp có tính cách chuyên nghiệp.

B. Chèo ra đời khá sớm và phát triển mạnh ở Bắc Bộ.

C. Kịch bản của chèo thường lấy từ thần thoại, cổ tích và truyện nôm.

D. Diễn xuất chèo có tính linh hoạt, không tuân thủ nghiêm ngặt theo kịch bản.

Câu 7: Nói về nghệ thuật tuồng của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Tuồng là loại hình sân khấu dân gian không chuyên nghiệp.

B. Tuồng phát triển mạnh ở Trung Bộ.

C. Kịch bản của tuồng thường lấy từ truyện cổ Trung Quốc.

D. Người được tôn vinh là Ông tổ của nghệ thuật tuồng hát tuồng là Đào Duy Từ.

Câu 11: Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu?

A. Quyền lợi của làng xã

B. Quyền lợi của gia tộc

C. Sự phù hợp của đôi trai gái

D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu

Câu 12: Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa:

A. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu.

B. Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long.

C. Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa.

D. Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng.

Câu 13: Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh:

A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng

B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư.

C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa

D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất

Câu 14: Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc cho hai vợ chồng mới cưới luôn gắn bó yêu thương nhau?

A. Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối

B. Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm

C. Tục giã cối đón dâu

D. Tục uống rượu, ăn cơm nếp

Câu 15: Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:

A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại

B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết

C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia

D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết

Câu 16: Trong đám tang, tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng?

A. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành.

B. Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu.

C. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình

D. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp.

Câu 17: Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ.

B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.

C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.

D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế…) và phần hội (các trò diễn, trò chơi dân gian…).

Câu 18: Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân và mùa hạ

B. Mùa xuân và mùa thu

C. Mùa xuân và mùa đông

D. Tất cả các mùa

Câu 19: Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt, thờ bốn vị:

A.  Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa

B. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện

C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh

D. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa

Câu 20: Trong tục thờ Tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt?

A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên

B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm

C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất

D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần

Câu 21: Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một thứ tôn giáo) là:

A. Tín ngưỡng phồn thực

B. Tín ngưỡng thờ Mẫu

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

D. Tục thờ Tứ bất tử

Câu 23: Tà thần là những người có lý lịch không hay ho gì (trẻ con, người ăn mày, người ăn trộm, người chết trôi…) nhưng vẫn được người dân thờ làm Thành Hoàng làng vì:

A. Thần giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

B. Thần chết vào giờ thiêng nên ra oai tác quái, khiến dân làng nể sợ.

C. Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh.

D. Đây là một tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời.

Câu 26: Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng… là những nghi thức hành lễ của tín ngưỡng nào?

A. Tín ngưỡng phồn thực

B. Tín ngưỡng thờ Mẫu

C. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

D. Tục thờ Tứ bất tử

Câu 29: Xét về chức năng, đô thị truyền thống của Việt Nam có đặc điểm nào nổi bật?

A. Do nhà nước sản sinh ra

B. Do nhà nước quản lý và khai thác

C. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính

D. Hình thành một cách tự phát

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 13 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên