Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 8

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 8

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 112 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 8. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 2:

Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng mang?

A. Cá diêu hồng.

B. Châu chấu.

C. Chim đại bàng.

D. Hổ.

Câu 5:

Loại đột biến nào sau đây là đột biến số lượng NST?

A. Mất đoạn.

B. Lệch bội.

C. Lặp đoạn.

D. Đảo đoạn.

Câu 7:

Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.

B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.

D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 9:

Quan hệ sinh thái giữa chim sáo và trâu rừng thuộc mối quan hệ:

A. Cộng sinh

B. Hội sinh.

C. Hợp tác.

D. Ức chế cảm nhiễm.

Câu 11:

Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng:

A. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

B. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.

C. Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cánh hoa trắng.

D. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

Câu 12:

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Cá chép.

B. Bạch tuộc.

C. Sư tử.

D. Tôm.

Câu 13:

Tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp đã đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Tạo ra giống cừu có thể sản xuất sữa chứa protein của người.

B. Tạo giống dâu tây tam bội.

C. Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.

D. Tạo giống cây đơn bội.

Câu 16:

Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:

A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

C. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

D. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 17:

Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:

A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

C. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

D. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 19:

Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh giới?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến. 

D. Các cơ chế cách li.

Câu 20:

Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở

A. Trên nhiễm sắc thể giới tính X.

B. Trên nhiễm sắc thể thường trong nhân.

C. Ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp).

D. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

Câu 21:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
 

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Câu 22:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

C. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía truóc bé hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

Câu 23:

Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.

B. Quá trình khử CO2.

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 25:

Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn ADN và tổng hợp mạch mới.

B. Nhờ quá trình nhân đôi ADN thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ.

C. Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

D. Các gen nằm trong nhân của tế bào có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.

Câu 26:

Nhận định nào sau đây sai?

A. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp dùng để phân biệt thực vật C3 và C4.

B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3, không xảy ra ở thực vật C4 hoặc rất yếu.

C. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn so với thực vật không hô hấp sáng.

D. Các loài không xảy ra hô hấp sáng sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 28:

Ở bò, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

D. Tiết enzim pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở sinh vật và cỏ.

Câu 29:

Cơ thể nào sau đây là cơ thể dị hợp về 1 cặp gen?

A. AaBbDdEe. 

B. AaBBddEe.

C. AaBBddEE. 

D. AaBBDdEe.

Câu 38:

Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) x ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\)thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình trội ít nhất về 1 tính trạng chiếm 96%. Phát biểu nào sau đây là không đúng với kết quả ở F1?

A. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

B. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.

C. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.

D. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.

Câu 39:

Thế hệ xuất phát (P) của quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phẩn kiểu gen là 0,5 AA: 0,5Aa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số kiểu gen aa sẽ tăng dần qua các thế hệ.

B. Tần số kiểu gen AA ở F1 là 62,5%.

C. Thế hệ F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền.

D. Tần số kiểu gen aa ở F2 là 18,75%.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 8
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh