Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 11

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 92 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 11. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.8 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Tương tác gen không alen là hiện tượng:

A. Một gen chi phối nhiều tính trạng

B. Mỗi gen quy định 1 tính trạng

C. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng

D. Gen đa alen

Câu 2: Thế nào là gen đa hiệu?

A. Gen tạo ra nhiều loại mARN

B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác

C. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau

D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao

Câu 3: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là:

A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội

B. tác động cộng gộp

C. tác động át chế giữa các gen không alen

D. tác động đa hiệu

Câu 4: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:

A.  sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân

B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau

C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng

D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết

B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó

C. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết

D. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó

Câu 6: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là sự trao đổi đoạn tương ứng giữa:

A. 2 crômatit của 2 NST không tương đồng

B. 2 crômatit của 2 NST tương đồng

C. 2 crômatit của 1 NST kép

D. 2 crômatit của 2 NST

Câu 7: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỉ lệ:

A. các kiểu hình giống P

B. các kiểu hình khác P

C. của 1 loại giao tử hoán vị và 1 loại giao tử không hoán vị

D. các loại giao tử mang gen hoán vị

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen?

A. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn

B. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%

C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST

D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST

Câu 9: Phương pháp thường được sử dụng để xác định tần số hoán vị gen là:

A.  lai thuận, nghịch

B. lai ngược

C. lai phân tích

D. phân tích giống lai

Câu 10: Hoán vị gen có hiệu quả đối với KG nào?

A. đồng hợp trội 2 cặp gen

B. đồng hợp lặn 2 cặp gen 

C. dị hợp về một cặp gen

D. dị hợp về hai cặp gen

Câu 11: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?

A. Phân li độc lập

B. Liên kết gen

C. Hoán vị gen

D. Tương tác gen

Câu 12: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?

A. Để xác định số nhóm gen của loài

B. Làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo nhóm gen liên kết quý, là cở sở để lập bản đồ gen

C. Để xác định vị trí gen trên NST

D. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng, nhờ đó có thể chọn được các nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau

Câu 13: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp

B.  Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST

C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập

D. Làm giảm kiểu hình trong quần thể

Câu 14: Việc lập bản đồ gen (bản đồ di truyền), để xác định khoảng cách giữa các gen người ta:

A. gây đột biến chuyển đoạn

B. xác định tần số hoán vị giữa các gen

C. gây đột biến gen

D. gây đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến lệch bội

Câu 15: Ý nghĩa thực tiễn nào sau đây không nhờ bản đồ gen?

A. Tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai

B. Giảm bớt thời gian mò mẫm chọn đôi giao phối trong quá trình chọn tạo giống

C. Xác định được tần số các alen của các gen trong quần thể

D. Giúp các nhà chọn giống rút ngắn thời gian tạo giống

Câu 16: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau và biểu hiện không đồng đều giữa 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X

B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể

C. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính Y

D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng

Câu 17: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhân?

A. Mọi hiện tượng DT theo dòng mẹ đều là DT tế bào chất

B. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền NST

C. Di truyền tế bào chất được coi là di truyền theo dòng mẹ

D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở thế hệ sau

Câu 18: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết với giới tính là:

A. phân biệt giới tính sớm ở các loài động vật

B. phát triển các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính

C. phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính

D. điều khiển giới tính của cá thể

Câu 19: Các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y quy định chỉ di truyền cho:

A. giới đực

B. giới cái

C. giới dị giao tử

D. giới đồng giao tử

Câu 20: Sự giống nhau giữa hoán vị gen với quy luật phân li độc lập là các tính trạng di truyền:

A. độc lập với nhau

B. phụ thuộc vào nhau

C. đều do 1 gen qui định

D. đều tạo ra nhiều biến dị tổ hợp

Câu 21: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?

A. Bệnh máu khó đông ở người

B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người

C. ệnh mù màu ở người

D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét

Câu 22: Sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) có lợi vì cho sinh vật:

A. thích nghi được với sự biến đổi của môi trường

B. đa dạng hơn về kiểu hình

C. có kiểu gen mới

D. sống được lâu hơn.

Câu 23: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường thuộc loại tính trạng nào?

A. Tính trạng số lượng

B. Tính trạng chất lượng

C. Tính trạng số lượng và chất lượng

D. Tính trạng màu sắc

Câu 24: Muốn xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ta cần tạo ra các cá thể sinh vật:

A. có kiểu hình giống nhau

B. có cùng một kiểu gen

C. đa dạng về kiểu gen

D. đa dạng về kiểu hình

Câu 25: Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào:

A. Môi trường sống

B. Kiểu gen

C. Tương tác của kiểu gen và môi trường

D. Tác nhân gây đột biến

Câu 26: Tính trạng số lượng là các tính trạng:

A. Do 1 gen quy định theo kiểu trội hoàn toàn và ít thay đổi theo môi trường

B. Do 1 gen quy định theo kiểu trội không hoàn toàn và dễ thay đổi theo môi trường

C. Do nhiều gen không alen quy định theo kiểu cộng gộp và dễ thay đổi theo môi trường

D. Do nhiều gen không alen quy định theo kiểu cộng gộp và ít thay đổi theo môi trường

Câu 27: Mức phản ứng của một tính trạng:

A. do kiểu gen quy định

B. do môi trường quy định

C. không chịu ảnh hưởng của kiểu gen

D. không chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu 28: Bệnh phêninkêtô niệu ở người được quy định bởi:

A. gen trội nằm trên NST thường

B. gen lặn nằm trên NST thường

C. gen trội nằm trên NST giới tính

D. gen lặn nằm trên NST giới tính

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên