Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí - Phần 2. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
6 Lần thi
Câu 1: Quy luật phân bố vận tốc trên một mặt cắt ướt của dòng chảy tầng trong khe hẹp giữa hai bản phẳng song song đứng yên:
A. Thay đổi theo quy luật bậc hai
B. Thay đổi theo quy luật bậc nhất
C. Là tổng hợp của dòng Poazơ và dòng Cuet
D. Không đổi
Câu 2: Quy luật phân bố vận tốc trên một mặt cắt ướt của dòng chảy tầng trong khe hẹp giữa hai bản phẳng song song 1 đứng yên, 1 chuyển động với vận tốc không đổi:
A. Thay đổi theo quy luật bậc hai
B. Thay đổi theo quy luật bậc nhất
C. Là tổng hợp của dòng Poazơ và dòng Cuet
D. Không đổi
Câu 3: Trạng thái chảy tầng thường xuất hiện trong trường hợp:
A. Dòng chảy trong các khe rất hẹp
B. Chất lỏng có độ nhớt rất nhỏ
C. Dòng chảy rất nhanh
D. Dòng chảy trong các ống có đường kính rất lớn
Câu 4: Công thức sau \(Q = \frac{1}{{12\mu }}\frac{{\Delta p}}{L}\pi D{\delta ^3}\) dùng để tính lưu lượng của dòng chảy:
A. Tầng trong ống tròn
B. Tầng trong khe hẹp giữa 2 mặt trụ tròn đồng tâm
C. Tầng trong khe hẹp giữa 2 bản phẳng song song đứng yên
D. Tầng qua bầu lọc dầu
Câu 5: Lưu lượng chất lỏng rò rỉ qua khe hở giữa piston và xilanh trụ:
A. Tăng khi dùng chất lỏng có độ nhớt lớn hơn
B. Tăng khi độ lệch tâm tăng
C. Tăng khi chiều dài piston tăng
D. Tăng khi độ lệch tâm giảm và chiều dài piston tăng
Câu 6: Dòng chảy tầng trong khe hẹp giữa 2 bản phẳng song song đứng yên như có vận tốc trung bình v = 2 m/s. Tại tâm khe hẹp vận tốc bằng:
A. 1,33 m/s
B. 1,24m/s
C. 0,88m/s
D. 3 m/s
Câu 7: Trong công thức tính độ sụt áp qua bầu lọc \(\Delta p = \frac{{6\mu Q}}{{\pi {h^3}}}\ln \frac{R}{{{r_o}}}\) , Q là:
A. Lưu lượng chất lỏng đi vào bầu lọc
B. Lưu lượng chất lỏng đi qua một khe hở lọc
C. Lưu lượng chất lỏng đi ra khỏi bầu lọc
D. Chưa có đáp án chính xác
Câu 8: Định luật Haghen-Poise xác định độ chênh áp của dòng chảy tầng có áp trong ống tròn bằng công thức:
A. \(\Delta p = \frac{{6\mu Q}}{{\pi {h^3}}}\ln \frac{R}{{{r_o}}}\)
B. \(\Delta p = \frac{{{\rm{128 }}\mu {\rm{ LQ }}}}{{\pi {{\rm{d}}^{\rm{4}}}}}\)
C. \(\Delta p = \frac{{{\rm{12 }}\mu {\rm{ L Q}}}}{{{{\rm{h}}^{\rm{3}}}{\rm{B}}}}\)
D. \(\Delta p = \frac{{{\rm{128 }}\mu {\rm{ L Q}}}}{{{{\rm{h}}^{\rm{3}}}{\rm{B}}}}\)
Câu 10: Chất lỏng có độ nhớt 10mm2/s, chảy tầng có áp trong ống nằm ngang L =500m, d = 100mm với Q = 10lit/s. Tổn thất năng lượng dọc dường bằng:
A. 1,56 m
B. 2,08 m
C. 3,12 m
D. 4,24 m
Câu 12: Trong công thức tính lưu lượng dòng chảy tự do qua lỗ từ một bể hở: \(Q = \mu S\sqrt {2gH}\) , H là:
A. Chênh lệch độ cao giữa mặt thoáng và đáy bình
B. Chênh lệch độ cao giữa mặt thoáng và tâm lỗ
C. Chênh lệch độ cao của mặt thoáng tại các thời điểm khác nhau
D. Chưa có đáp án chính xác
Câu 13: Hệ số lưu lượng của dòng chảy qua vòi:
A. Luôn luôn nhỏ hơn 1 vì co hẹp dòng
B. Luôn luôn nhỏ hơn 1 vì tổn thất dọc đường
C. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1
D. Luôn luôn nhỏ hơn 1 vì co hẹp dòng và tổn thất năng lượng
Câu 14: Hệ số lưu lượng \(\mu\) trong công thức tính lưu lượng qua lỗ sẽ nhỏ khi:
A. Tổn thất cục bộ qua lỗ nhỏ
B. Không có tổn thất năng lượng
C. Dòng chảy qua lỗ bị co hẹp nhiều
D. Chưa có đáp án chính xác
Câu 15: Khái niệm đường ống dài trong tính toán thủy lực đường ống là loại đường ống:
A. Chiều dài L >> đường kính d của ống
B. Độ nhám << đường kính d
C. Tổn thất dọc đường rất lớn so với tổn thất cục bộ
D. Cả 3 câu kia đều sai
Câu 16: Khi tính toán thủy lực hệ thống đường ống phân nhánh hở:
A. Cột áp các nhánh được cộng lại để tính cột áp của hệ thống
B. Tổn thất năng lượng trong các nhánh bằng nhau
C. Việc xác định nhánh cơ bản là cần thiết
D. Lưu lượng trong các nhánh bằng nhau
Câu 17: Khi tính toán thủy lực đường ống phân nhánh hở, nhánh cơ bản là nhánh:
A. Có tổn thất năng lượng lớn nhất
B. Có yêu cầu về năng lượng lớn nhất
C. Cao nhất
D. Dài nhất
Câu 18: Khi tính toán thủy lực hệ thống đường ống nối tiếp:
A. Lưu lượng trong các đoạn ống bằng nhau
B. Tổn thất năng lượng trong các đoạn ống bằng nhau
C. Cột áp của hệ thống bằng cột áp của từng đoạn ống
D. Lưu lượng của hệ thống bằng tổng lưu lượng của các đoạn ống
Câu 19: Khi tính toán thủy lực hệ thống đường ống song song:
A. Tổn thất năng lượng trong các nhánh bằng nhau
B. Cột áp của hệ thống bằng cột áp của các nhánh
C. Lưu lượng của hệ thống bằng tổng lưu lượng của các nhánh
D. Tất cả các câu kia đều đúng
Câu 20: Trường hợp nào sau đây đủ điều kiện cho ta xác định được vận tốc trung bình của một dòng chảy có áp trong ống tròn:
A. Biết lưu lượng và đường kính ống
B. Biết trạng thái của dòng chảy và vận tốc tại tâm ống
C. Biết hệ số nhám của ống, đường kính ống và độ dốc thuỷ lực
D. Cả 3 trường hợp kia đều được
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí có đáp án Xem thêm...
- 6 Lượt thi
- 30 Phút
- 20 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận