Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 697 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí - Phần 3. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Đường đo áp (z+p) dọc theo một đường ống tròn nằm ngang có đường kính không đổi:

A. Luôn luôn dốc lên theo chiều dòng chảy

B. Luôn luôn dốc xuống theo chiều dòng chảy

C. Luôn luôn ở trên đường năng

D. Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tổn thất trên đường ống

Câu 2: Ống Ventury là dụng cụ để đo:

A. Lưu lượng tức thời trong ống

B. Lưu lượng trung bình trong ống

C. Vận tốc trung bình trong ống

D. Vận tốc tức thời trong ống

Câu 3: Xét dòng chảy qua một đoạn ống mở rộng dần, bỏ qua ma sát thì tổng ngoại lực \(\sum {\overrightarrow F } \)  trong phương trình động lượng áp dụng cho đoạn ống sẽ bao gồm: 

A. Trọng lực của thể tích kiểm tra; phản lực từ thành ống lên thể tích kiểm tra; lực do áp suất gây nên trong đoạn ống

B. Lực do ứng suất cắt tạo ra xung quanh thành ống; phản lực từ thành ống lên thể tích kiểm tra

C. Áp lực tại hai mặt cắt vào và ra đoạn ống; phản lực từ thành ống lên thể tích kiểm tra; trọng lực của chất lỏng trong thể tích kiểm tra

D. Các đáp án kia đều sai

Câu 4: Trong dòng chảy có áp, nếu áp suất tại mặt cắt trước là p1, tại mặt cắt sau là p2, ta có quan hệ giữa p1  và p2:

A. Phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của dòng chảy

B.  p1  < p2

C. p1  = p2

D. p1  > p`

Câu 5: Phương trình thể hiện nguyên lý D'Alambe  tổng quát nhất là:

A. Phương trình Euler thủy động

B. Phương trình Euler thủy tĩnh

C. Phương trình Navier - Stoke

D. Phương trình động lượng

Câu 7: Năng lượng đơn vị của một dòng chảy (e) là:

A. Năng lượng của một đơn vị khối lượng chất lỏng

B. Có đơn vị là J/kg

C. Có đơn vị là m

D.  Các đáp án kia đều đúng

Câu 8: Ý nghĩa của độ cao vận tốc:

A. Chỉ đơn thuần là một số được tính theo v

B.  Là năng lượng của một đơn vị khối lượng chất lỏng

C. Là động năng của một đơn vị khối lượng chất lỏng

D. Là độ cao thẳng đứng tối đa mà một đơn vị trọng lượng chất lỏng đạt được khi có vận tốc ban đầu là v

Câu 9: Phương trình Bernoulli thể hiện:

A. Định luật bảo toàn năng lượng cho khối chất lỏng chuyển động

B. Định luật bảo toàn khối lượng cho khối chất lỏng chuyển động

C. Định luật bảo toàn động lượng cho khối chất lỏng chuyển động

D. Định luật bảo toàn moment động lượng cho khối chất lỏng chuyển động

Câu 10: Các giả thiết về dòng chảy để dẫn dắt đến công thức: \({\rm{gz}} + \frac{{{{\rm{u}}^{\rm{2}}}}}{{\rm{2}}} + \int {\frac{{{\rm{dp}}}}{{\rm{\rho }}}} = {\rm{const}}\)  là:

A. Lý tưởng, dừng,  không nén được, dọc theo 1 đường dòng

B. Dừng, đều, không nén được, dọc theo 1 đường dòng

C.  Lý tưởng, đều,  khối lượng riêng  là hàm của áp suất p, dọc theo 1 đường dòng.

D. Lý tưởng, dừng,  khối lượng riêng  là hàm của áp suất p, dọc theo 1 đường dòng

Câu 11: Trong dòng chất lỏng chuyển động:

A. Áp suất phân bố theo qui luật thuỷ tĩnh trên mọi mặt cắt ướt

B. Áp suất phân bố theo qui luật thuỷ tĩnh chỉ trên đường dòng

C. Áp suất phân bố theo qui luật thuỷ tĩnh chỉ trên mặt cắt ướt nơi dòng chảy đều hoặc biến đổi chậm

D. Các đáp án kia đều sai

Câu 13: Phương trình Bernoulli: \({z_1} + \frac{{{p_1}}}{\gamma } + {\alpha _1}\frac{{{v_1}^2}}{{2g}} = {z_2} + \frac{{{p_2}}}{\gamma } + {\alpha _2}\frac{{{v_2}^2}}{{2g}} + {h_{w1 - 2}}\)

A.  Dòng chảy của chất lỏng nén được

B. Dòng chảy của chất lỏng chỉ chịu tác dụng của trọng lực

C. Dòng chảy ổn định và không ổn định của chất lỏng

D. Mọi loại dòng chảy

Câu 14: Thể tích kiểm tra dùng để chỉ cho:

A. Một hệ thống cô lập

B. Một hệ thống kín

C. Một khối lượng cố định

D.  Một vùng cố định trong không gian

Câu 16: Đối với dòng chảy có áp trong ống tròn, quan hệ giữa tổn thất dọc đường hd và vận tốc v theo:

A. Bậc 1

B. Bậc 2

C. Bậc trong khoảng từ 1 đến 2

D. Tuỳ thuộc chế độ chảy

Câu 17: Tổn thất cục bộ hđt tại chỗ ống co hẹp đột ngột từ tiết diện 1 sang tiết diện 2 là:

A. \(\frac{{{{\left( {{{\rm{v}}_{\rm{1}}} - {{\rm{v}}_{\rm{2}}}} \right)}^{\rm{2}}}}}{{{\rm{2g}}}}\)

B. \({\left( {1 - \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}} \right)^2}\frac{{v_2^2}}{{2g}}\)

C. \({\rm{0,5}}{\left( {{\rm{1}} - \frac{{{{\rm{S}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{S}}_{\rm{1}}}}}} \right)^{}}\frac{{{\rm{v}}_{\rm{2}}^2}}{{{\rm{2g}}}}\)

D. \({\left( {{S_2} - {S_1}} \right)^{}}\frac{{{{\left( {{{\rm{v}}_{\rm{1}}} - {v_2}} \right)}^2}}}{{{\rm{2g}}}}\)

Câu 19: Tổn thất năng lượng dọc đường hd của dòng chảy có áp trong ống tròn:

A. Tỉ lệ bậc 2 với đường kính ống

B. Tỉ lệ nghịch với đường kính ống bậc 2

C. Tỉ lệ nghịch với đường kính ống bậc 4 khi chuyển động tầng

D. Tỉ lệ nghịch với đường kính ống bậc 1 khi chuyển động rối

Câu 20: Số Reynolds phân giới dưới của chất lỏng chảy có áp trong ống tròn:

A. Có giá trị bằng 2320

B. Là cơ sở để phân biệt trạng thái chảy của dòng chất lỏng

C. Có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu dòng chảy trong ống

D. Cả 3 câu kia đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủy khí có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên