Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 76 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 7. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Tốc độ thiết kế của tuyến đường sắt là trị số tốc độ:

A. Lớn nhất của đầu máy khai thác trên tuyến đường 

B. Áp dụng trong tính toán, thiết kế, xây lắp các cấu trúc thành phần của tuyến đường sắt 

C. Mà phương tiện giao thông đường sắt không được phép chạy quá 

D. Cả đáp án b và đáp án c

Câu 2: Xét ảnh hưởng của các tải trọng thi công đến nội lực tính toán của các dạng kết cấu nhịp cầu thi công theo phương pháp phân đoạn như thế nào?

A. Chỉ xét đối với sơ đồ kết cấu nhịp trong giai đoạn thi công, không xét trong giai đoạn khai thác. 

B. Cộng tác dụng giai đoạn có sơ đồ thi công bất lợi nhất với hiệu ứng dỡ tải khi rút tải trọng thi công khỏi kết cấu nhịp. 

C. Không ảnh hưởng đến nội lực tính toán vì tải trọng thi công chỉ xuất hiện tạm thời. 

D. Xét với sơ đồ kết cấu nhịp trong giai đoạn thi công để kiểm tra, không cộng với hiệu ứng dỡ tải. 

Câu 3: Xét tác dụng của lực căng các dây văng lên sự phân bố nội lực trong các bộ phận của kết cấu nhịp cầu dây văng như thế nào?

A. Đặt lực căng dây tại các nút liên kết dầm-dây của sơ đồ hoàn chỉnh. 

B. Lần lượt thay từng đôi dây bằng các lực căng vào sơ đồ hoàn chỉnh, sau đó cộng tác dụng. 

C. Lần lượt thay từng nhánh dây bằng lực căng vào sơ đồ hoàn chỉnh, sau đó cộng tác dụng. 

D. Tính theo trình tự lắp dây, thay từng nhánh dây bằng lực căng, sau đó cộng tác dụng. 

Câu 4: Cao trình bến tối ưu được xác định từ điều kiện:

A. Phân tích bài toán kinh tế giữa đầu tư và khai thác 

B. Xác suất cảng bị ngập khoảng 0,1% 

C. Không bị ngập trong mọi trường hợp 

D. Lớn hơn của mực nước cao thiết kế cộng 1m hoặc mực nước trung bình cộng 2m.

Câu 5: Tầu Feeder là loại tầu

A. Gom container chạy trên các tuyến ven biển với khoảng cách ngắn 

B. Pha sông biển

C. Đi trong kênh 

D. Đi trong song

Câu 6: Khi dòng chảy song song với tuyến mép bến, hướng tầu (trục từ đuôi đến mũi tầu) khi cập bến nên:

A. Cùng với hướng dòng chảy 

B. Vuông góc với hướng dòng chảy 

C. Nghiêng 45 độ so với hướng dòng chảy 

D. Ngược với hướng dòng chảy

Câu 7: Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A1 ( bê tông nhựa, bê tông xi măng) thì quy định nào đúng trong các phương án sau:

A. 70% số khe hở dưới 3mm và 30% số khe hở phải dưới 5 mm. 

B. 20% số khe hở dưới 3mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm. 

C. 30% số khe hở dưới 3mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm 

D. 40% số khe hở dưới 3mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm

Câu 8: Trong tiêu chuẩn thiết kế đường quy định cao độ thiết kế nền đường. Quy định nào trong 4 trường hợp sau đây là đúng và đủ?

A. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ ở tim đường 

B. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ ở tim đường. Khi có hai nền đường độc lập sẽ có hai cao độ thiết kế trên hai mặt cắt dọc riêng biệt 

C. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ vai đường 

D. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ mép mặt đường 

Câu 9: Khi thiết kế rãnh biên qua khu dân cư chọn phương án nào là hợp lý?

A. Rãnh đất hoặc rãnh xây hình thang. 

B. Rãnh đất hoặc rãnh xây hình tam giác. 

C. Rãnh bê tông nửa tròn. 

D. Rãnh xây hoặc bê trông xi măng có lát các tấm đan che kín, có hệ thống thu nước mưa.

Câu 10: Trường hợp nào cần phải đặt ray hộ bánh?

A. Khi cầu có mặt cầu trần dài trên 5,0 m; mặt cầu có ba lát dài trên 10 m 

B. Cầu trên đường cong có bán kính dưới 500 m 

C. Khi chiều cao nền đắp lớn hơn 5 m 

D. Cả đáp án a và đáp án b

Câu 11: Trên mặt cầu dùng chung với đường bộ có cần thiết phải đặt ray hộ bánh hay không? Nếu có thì khoảng cách giữa má ray hộ bánh và má ray chính (\(\delta\) ) là bao nhiêu?

A. Không cần thiết 

B. Cần thiết khi đường cong có bán kính dưới 500 m và \(\delta\) = 60 – 70 mm 

C. Cần thiết phải đặt và \(\delta\) = 50 mm 

D. Cần thiết phải đặt và \(\delta\) = 60 – 70 mm

Câu 12: Trường hợp nào cần phải kiểm toán để thiết kế đường lánh nạn đảm bảo an toàn chạy tàu?

A. Khi tàu xuống dốc lớn và dài 

B. Ở trước ga có tổ chức tàu chạy suốt 

C. Trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 300 m 

D. Khi tàu chạy trên đoạn dốc có chênh cao từ đỉnh dốc tới chân dốc lớn hơn 10 m

Câu 13: Các yếu tố nào sau đây KHÔNG được xem xét đến trong thiết kế luồng tầu theo tiêu chuẩn luồng đường thủy nội địa Việt Nam:

A. Mức độ nguy hiểm của loại hàng 

B. Mật độ tầu trên luồng 

C. Địa chất luồng 

D. Hệ số an toàn

Câu 15: Có thể khảo sát địa chất công trình theo một đề cương của phương pháp phân loại RMR và sử dụng các số liệu để tiến hành phân loại địa chất theo bất kỳ một phương pháp khác được không?

A. Không thể được. 

B. Có thể được. 

C. Sử dụng cho hầu hết các phương pháp phân loại khác.

D. Sử dụng cho một số các phương pháp phân loại khác.

Câu 16: Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A2 ( bê tông nhựa nguội, trên có láng mặt, thấm nhập nhựa, láng nhựa) thì quy định nào đúng trong các phương án sau:

A. Tất cả phải dưới 5 mm. 

B. 20% số khe hở dưới 3mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm. 

C. 30% số khe hở dưới 3mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm 

D. 40% số khe hở dưới 3mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm

Câu 17: Cường độ kết cấu áo đường mềm được đăc trưng bởi giá trị nào? Trong các phương án sau?

A. Mô đun đàn hồi của các lớp mặt đường. 

B. Mô đun đàn hồi của các lớp móng đường. 

C. Mô đun đàn hồi của lớp nền đất dưới kết cấu áo đường. 

D. Mô đun đàn hồi chung của các lớp trong kết cấu áo đường + nền đất

Câu 19: Trường hợp nào cần phải đặt ray chống trật bánh?

A. Trên những đường cong có vận tốc chạy tàu lớn hơn 90 km/h 

B. Trên cầu có bán kính đường cong dưới 500 m 

C. Ở những đường cong có bán kính nhỏ hơn 200 m 

D. Cả ba đáp án trên

Câu 20: Dọc đường sắt phải đặt các loại biển, mốc nào sau đây?

A. Cọc km, cọc 100 m, cọc đường cong (NĐ,TĐ,NC,TC), cọc cao độ, cọc phương hướng 

B. Biển đổi dốc, biển cầu, biển hầm, mốc giới hạn quản lý, biển giới hạn ga 

C. Biển tốc độ kỹ thuật, biển giảm tốc độ, biển hãm, biển kéo còi, mốc tránh va chạm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Mốc tránh va chạm phải đặt giữa hai đường gần nhau về phía ghi, tại chỗ khoảng cách giữa tim hai đường là bao nhiêu?

A. 3,50 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng 

B. 4,00 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng 

C. 3,50 m đối với đường 1000 mm ; 4,00 m đối với đường 1435 mm và đường lồng 

D. 3,30 m đối với đường 1000 mm ; 3,60 m đối với đường 1435 mm và đường lồng 

Câu 22: Độ tĩnh lặng của bể cảng được xác định từ:

A. Thời gian cảng có thể khai thác bình thường trong một năm. 

B. Thời gian lặng gió trong một năm. 

C. Thời gian sóng lặng trong năm. 

D. Thời gian sóng có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao nào đó trong năm. 

Câu 23: Kho CFS dùng để:

A. Chứa container 

B. Kiểm tra container 

C. Tháo dỡ và đóng gói hàng vào container 

D. Giao nhận hàng container

Câu 24: Cấp công trình bến phụ thuộc vào:

A. Lượng hàng thông qua bến 

B. Mức độ quan trọng của bến 

C. Người ra quyết định 

D. Trọng tải tầu và chiều sâu trước bến 

Câu 25: Tốc độ gió cho phép trong khai thác công trình bến được quy định bởi:

A. Khả năng làm việc của các thiết bị trên bến 

B. Khả năng chịu lực của công trình bến 

C. Người khai thác 

D. Tiêu chuẩn thiết kế

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên