Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 148 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 20. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Tuần hoàn mao mạch:

A. Tuần hoàn mao mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố toàn thân

B. Các mao mạch luôn đóng mở giống nhau

C. Áp suất trong mao mạch cao vì đường kính mao mạch nhỏ

D. Trong một hệ mao mạch, các mao mạch thay nhau đóng mở

Câu 2: Sự lan truyền điện thế động trong tim chậm nhất ở: 

A. Sợi Purkinje

B. Nút xoang

C. Cơ thất

D. Bó His

Câu 3: Chọn câu sai khi nói về tuần hoàn mao mạch?

A. Trong một hệ thống mao mạch, các mao mạch đóng mở cho sự thay đổi oxy của mô

B. Tuần hoàn mao mạch phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố tại chỗ

C. Áp suất máu trong mao mạch phụ thuộc vào thể tích máu hơn là lưu lượng máu qua mao mạch

D. Trong mao mạch máu luôn chảy liên tục

Câu 4: Áp suất keo trong huyết tương:

A. Tăng từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch

B. Không đổi từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch

C. Giảm từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch

D. Giảm đột ngột khi đi vào hệ mao mạch

Câu 5: Điều kiện xảy ra hiện tượng vào lại:

A. Đường dẫn truyền hầu như tắt nhánh phải

B. Thời gian trơ có hiệu quả của vùng vào lại dài hơn thời gian truyền qua vòng

C. Thời gian dẫn truyền dài

D. Thời gian trơ tuyệt đối dài  

Câu 6: Áp suất thủy tĩnh trong huyệt tương:

A. Tăng từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch

B. Giảm đột ngột khi đi vào hệ mao mạch

C. Không đổi từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch

D. Giảm từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch

Câu 7: Mỗi chu kỳ tim kéo dài:

A. 0,2s

B. 0,4s

C. 0,6s

D. 0,8s

Câu 8: Chọn câu đúng về đặc điểm áp suất mao mạch và dịch kẽ:

A. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch tăng dần từ đầu tiểu động mạch đến đầu tiểu tĩnh mạch

B. Áp suất keo trong mao mạch giảm dần từ đầu tiểu động mạch đến đầu tiểu tĩnh mạch

C. Áp suất keo trong dịch kẽ giảm dần từ đầu tiểu động mạch đến đầu tiểu tĩnh mạch

D. Áp suất keo của huyết tương giảm quá thấp có thể gây phù do thoát nước từ mao mạch ra khoảng kẽ

Câu 9: Đặc điểm của chu kỳ tim, ngoại trừ:

A. Mỗi chu kỳ tim dài 0,8s

B. Gồm các giai đoạn : tâm nhĩ thu, tâm thất thu và tâm trương toàn bộ

C. Giai đoạn tâm thất thu gồm : thời kỳ tăng áp và thời kỳ tống máu

D. Tất cả đều sai

Câu 10: Dịch từ lòng mao mạch đi vào khoảng kẻ tăng lên khi:

A. Giảm áp suất động mạch

B. Tăng áp suất keo huyết tương

C. Tăng áp suất thủy tĩnh ở tĩnh mạch

D. Tăng áp suất thủy tĩnh ở khoảng kẽ

Câu 11: Trong thì tâm nhĩ thu:

A. Áp suất trong tâm nhĩ nhỏ hơn trong tâm thấp  

B. Van nhĩ thất đang đóng

C. Tống nốt lượng máu còn lại trong tâm nhĩ xuống tâm thất

D. Chiếm phần lớn thời gian của chu chuyển tim

Câu 12: Nhịp độ di chuyển nước qua màng mao mạch:

A. Gấp 10 lần nhịp độ huyết tương chảy dọc mao mạch

B. Gấp 20 lần nhịp độ huyết tương chảy dọc mao mạch

C. Gấp 50 lần nhịp độ huyết tương chảy dọc mao mạch

D. Gấp 80 lần nhịp độ huyết tương chảy dọc mao mạch

Câu 13: Phù sẽ xảy ra khi có sự thay đổi về áp suất thủy tĩnh mao tĩnh mạch hoặc áp suất keo huyết tương như thế nào?

A. Tăng áp suất thủy tĩnh và áp suất keo

B. Giảm áp suất thủy tĩnh và áp suất keo huyết tương

C. Tăng áp suất thủy tĩnh và giảm áp suất keo huyết tương 

D. Giảm áp suất thủy tĩnh và tăng áp suất keo

Câu 14: Giai đoạn tâm nhĩ thu không có tính chất sau:

A. Kéo dài khoảng hơn 0,08s 

B. Áp suất tâm nhĩ lớn hơn áp suất tâm thất

C. Van nhĩ thất mở

D. Tống khoảng 70% máu xuống tâm thất

Câu 15: Yếu tố quan trọng nhất điều hào hoạt động cơ thắt tiền mao mạch?

A. Nồng độ O2

B. Nồng độ CO2

C. Catecholamin 

D. Nhiệt độ

Câu 16: Cơ thắt trước mao mạch giãn ra khi:

A. Giảm nồng độ oxy ở dịch kẽ

B. Giảm nồng độ CO2 ở dịch kẽ

C. Giảm histamin ở dịch kẽ 

D. Giảm nhiệt độ máu

Câu 17: Máu về tâm thất trong thời kỳ:

A. Tâm nhĩ thu

B. Tâm nhĩ thu và tâm trương

C. Tâm trương

D. Tâm trương toàn bộ

Câu 18: Máu về thất trong kỳ tâm nhĩ thu chiếm:

A. 30%  

B. 50%  

C. 70% 

D. 90%  

Câu 19: Tâm thất thu:

A. Là giai đoạn dài nhất trong các giai đoạn của chu chuyển tim

B. Là giai đoạn kết thúc khi van nhĩ thất đóng

C. Là giai đoạn máu được tống vào động mạch

D. Là giai đoạn được tính từ khi van tổ chim mở

Câu 20: Đặc điểm của tĩnh mạch, chọn câu sai?

A. Có tính đàn hồi tốt hơn động mạch

B. Có tổng thiết diện lớn hơn động mạch

C. Khả năng chứa trên 50% thể tích máu cơ thể

D. Có các xoang tĩnh mạch

Câu 21: Chọn phát biểu đúng về đặc điểm của tĩnh mạch:

A. Có khả năng dãn yếu

B. Khả năng chứa máu ít hơn động mạch

C. Thành tĩnh mạch ít cơ trơn

D. Hầu hết không có van

Câu 22: Đóng van nhĩ thất được khởi đầu bởi quá trình nào sau đây:

A. Co nhĩ

B. Co cơ cột

C. Giãn thất

D. Áp suất máu trong tâm thất cao hơn trong tâm nhĩ

Câu 23: Tính chất sinh lý chính của tĩnh mạch là khả năng:

A. Co mạch

B. Chứa máu

C. Thực bào

D. Tạo mạch

Câu 25: Van nhĩ thất đóng lúc bắt đầu pha nào của chu kỳ tim?  

A. Co đồng thể tích

B. Giữa tâm trương

C. Giãn đồng thể tích

D. Máu về thất nhanh

Câu 26: Nguyên nhân chính của tuần hoàn tĩnh mạch là: 

A. Sức bơm của tim

B. Sức bơm của lồng ngực

C. Hệ thống van trong tĩnh mạch

D. Động mạch đập, ép vào tĩnh mạch

Câu 27: Trong thời kỳ tăng áp:

A. Sợi cơ tâm thất co ngắn lại 

B. Van nhĩ thất đóng lại

C. Van tổ chim mở ra

D. Máu phun vào động mạch

Câu 28: Nguyên nhân quan trọng nhất của tuần hoàn tĩnh mạch là:

A. Sức hút của tâm thất lúc thất giãn

B. Sức đẩy còn lại của tâm thất thu

C. Cơ vân co, ép vào tĩnh mạch

D. Động mạch đi kèm đập, ép vào tĩnh mạch

Câu 29: Chọn câu đúng khi nói về tuần hoàn mao mạch?

A. Phần lớn máu trong tĩnh mạch trở về tim được là nhờ trọng lực

B. Hệ thống tĩnh mạch có khả năng chứa toàn bộ khối lượng máu cơ thể

C. Khu vực tuần hoàn trong mao mạch, tĩnh mạch và tiểu tuần hoàn là khu vực có áp suất thấp

D. Tuần hoàn mao mạch phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố toàn thân

Câu 30: Ở giai đoạn tăng áp của chu kỳ tim:

A. van nhĩ thất đóng, van tổ chim mở

B. van nhĩ thất và van tổ chim đều mở

C. van nhĩ thất và van tổ chim đều đóng

D. van nhĩ thất mở, van tổ chim đóng

Câu 31: Trị số thấp nhất của áp suất tĩnh mạch đo được ở:

A. Tĩnh mạch phổi

B. Tĩnh mạch chủ bụng

C. Tâm nhĩ trái

D. Tâm nhĩ phải

Câu 32: Trị số áp lực tĩnh mạch trung tâm CVP là áp lực máu đo tại:

A. Nơi tĩnh mạch chủ đổ và nhĩ trái 

B. Nơi mao mạch đổ vào tiểu tĩnh mạch

C. Các tĩnh mạch lớn 

D. Các tĩnh mạch nhỏ

Câu 33: Thể tích tâm thu (thể tích nhát bóp):

A. Là thể tích máu do một tâm thất bơm vào động mạch trong một phút

B. Là thể tích máu do hai tâm thất bơm vào động mạch trong một phút

C. Là thể tích máu do một tâm thất bơm vào động mạch trong một lần co bóp

D. Là thể tích máu do một hai thất bơm vào động mạch trong một lần co bóp

Câu 34: Chọn câu sai. Đặc điểm của huyết áp tĩnh mạch là: 

A. Tĩnh mạch nhỏ có áp suất 8-10 mmHg

B. Các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực có áp suất khoảng 5,5 mmHg

C. Áp suất tại tâm nhĩ khoảng 4,6 mmHg

D. Áp suất tĩnh mạch ngoại biên chịu ảnh hưởng của trọng lực

Câu 36: Huyết áp tăng kích thích vào bộ phận nhận cảm áp suất sẽ gây:

A. Tăng lực co tim 

B. Tăng nhịp tim

C. Kích thích thần kinh phó giao cảm chi phối tim 

D. Tăng huyết áp ngoại vi

Câu 37: Phản xạ nào sau đây đóng vai trò chủ yếu để duy trì áp suất động mạch ít thay đổi?

A. Phản xạ áp cảm thụ quan

B. Phản xạ hóa cảm thụ quan

C. Phản xạ co tĩnh mạch

D. Phản xạ của thần kinh trung ương

Câu 39: Phản xạ nào sau đây đóng vai trò trong điều hòa huyết áp nhanh trong trường hợp khẩn cấp?

A. Phản xạ hóa cảm thụ quan

B. Phản xạ áp cảm thụ quan

C. Phản xạ của thần kinh trung ương

D. Phản xạ Bainbridge

Câu 41: Phản xạ áp thụ quan có tác dụng làm:

A. Tần số tim chậm, gây giãn mạch

B. Tần số tim nhanh, gây giãn mạch

C. Tần số tim nhanh, gây co mạch

D. Tần số tim không thay đổi, huyết áp giảm

Câu 42: Cơ thể có cơ chế điều hòa làm áp suất động mạch giảm xuống khi:

A. Áp suất máu trong quai động mạch chủ tăng lên

B. Áp suất máu trong xoang tĩnh mạch cảnh giảm

C. Tăng sức cản của hệ tuần hoàn

D. Nhịp tim chậm

Câu 43: Phản xạ hóa cảm thụ qua có tác dụng:

A. Co mạch

B. Giãn mạch

C. Không có tác dụng trên hệ mạch

D. Ức chế trung tâm vận mạch.

Câu 45: Phản xạ hóa cảm thụ quan làm tăng huyết áp trong trường hợp:

A. PCO2 tăng, PO2 giảm, pH tăng

B. PCO2 giảm, PO2 tăng, pH tăng

C. PCO2 giảm, PO2 tăng, pH giảm

D. PCO2 tăng, PO2 giảm, pH giảm

Câu 46: Trong giai đoạn bơm máu, độ sai biệt áp suất là nhỏ nhất giữa:

A. Thất phải và nhĩ phải

B. Thất trái và nhĩ trái

C. Thất trái và động mạch chủ

D. Động mạch chủ và mao mạch

Câu 47: Phản xạ phổi – nhĩ, chọn câu sai?

A. Thụ cảm thể nằm ở thành tâm nhĩ

B. Trung tâm phản xạ ở hành não

C. Kích thích tăng bài tiết ADH ở thùy sau tuyến yên

D. Ức chế tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp

Câu 48: Chọn câu sai khi nói về các phản xạ điều hòa huyết áp?

A. Tăng áp suất trong tâm nhĩ làm tăng nhịp tim, dẫn đến tăng huyết áp

B. Khi máu đến não thiếu, ở trung tâm vận mạch làm co mạch và tăng huyết áp

C. Khi huyết áp giảm, thần kinh phó giao cảm sẽ tăng hoạt động làm co mạch tăng huyết áp

D. Khi huyết áp tăng ức chế trung tâm vận mạch ở hành não làm giãn mạch, hạ huyết áp

Câu 49: Tốc độ bơm máu từ thất ra ngoài lúc tâm thu:

A. Cao nhất ở đầu của kỳ tâm thu

B. Cao nhất ở giữa

C. Cao nhất ở cuối

D. Bằng nahu trong suốt kỳ tâm thu

Câu 50: Điều hòa tuần hoàn ngoại biên, chọn câu đúng?

A. Thần kinh giao cảm gây co mạch làm tăng huyết áp

B. Thần kinh đối giao cảm gây tăng nhịp tim, giãn mạch, làm giảm huyết áp

C. Tất cả đều đúng

D. Tất cả đều sai

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên