Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học - Phần 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học - Phần 9

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 157 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học - Phần 9. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Quản trị marketing. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

25/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

8 Lần thi

Câu 1: Theo 2 nhóm nhân tố của F.Herzberg, khi hệ thống phân phối thu thập công bằng thì ảnh hưởng tới nhân viên:

A. Tạo nên sự thỏa mãn, động lực trong công việc.

B. Không bất mãn và cũng không có hưng phấn.

C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực.

D. Bất mãn nhưng vẫn cố gắng.

Câu 2: Theo 2 nhóm nhân tố của F.Herzberg, khi nhân viên có thành tích được người lãnh đạo công nhận thì ảnh hưởng tới nhân viên:

A. Tạo nên sự thỏa mãn, động lực trong công việc.

B. Không bất mãn và cũng không có hưng phấn.

C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực.

D. Không tạo ra sự thỏa mãn nhưng cũng không có sự bất mãn.

Câu 3: Theo 2 nhóm nhân tố của F.Herzberg, khi công việc của nhân viên không có tính hấp dẫn, không có tính thử thách thì ảnh hưởng tới nhân viên:

A. Tạo nên sự bất mãn, chán nản công việc.

B. Không bất mãn nhưng vẫn tạo động lực.

C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực.

D. Không tạo ra sự thỏa mãn nhưng cũng không có sự bất mãn.

Câu 4: Theo 2 nhóm nhân tố của F.Herzberg, khi nhân viên có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp thì ảnh hưởng:

A. Tạo nên sự bất mãn, chán nản công việc.

B. Không bất mãn và cũng không có hưng phấn.

C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực.

D. Không tạo ra sự thỏa mãn nhưng cũng không có sự bất mãn.

Câu 6: Theo thuyết E.R.G của Clayton Alderfer, nhu cầu tự trọng thuộc về nhóm nhu cầu:

A. Tồn tại.

B. Mối quan hệ.

C. Phát triển.

D. Tự thể hiện.

Câu 7: Theo thuyết mong đợi của Vroom, điều gì sau đây không tạo động lực:

A. Thấy rõ giá trị phần thưởng.

B. Thấy rõ khả năng nhận được phần thưởng.

C. Cơ hội hoàn thành nhiệm vụ nhỏ.

D. Sự rõ ràng trong mối liên hệ giữa phần thưởng và hiệu quả làm việc.

Câu 8: Theo lý thuyết công bằng, sự công bằng đạt được khi:

A. Lợi ích của nhân viên A bằng lợi ích của nhân viên B.

B. Cống hiến của nhân viên A bằng lợi ích của nhân viên B.

C. Tỷ lệ( Lợi ích/Cống hiến) của nhân viên A bằng của nhân viên B.

D. Lợi ích của nhân viên A lớn hơn hoặc bằng cống hiến của chính họ.

Câu 9: Giải quyết xung đột bằng biện pháp thỏa hiệp không phù hợp khi:

A. Bảo vệ nguyện vọng chính đáng.

B. Vấn đề tương đối quan trọng.

C. Hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình.

D. Thời gian là quan trọng.

Câu 10: Giải quyết xung đột bằng biện pháp nhượng bộ không phù hợp khi:

A. Bảo vệ nguyện vọng chính đáng.

B. Có thể đối thủ đúng.

C. Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại.

D. Vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình.

Câu 11: Các hình phạt hay phần thưởng không có tác dụng là vi phạm nguyên tắc:

A. Kiểm soát phải có tính khách quan.

B. Kiểm soát phải đảm bảo tính toàn diện.

C. Kiểm soát phải đúng thời điểm.

D. Hệ thống kiểm soát phải chấp nhận được.

Câu 12: Hệ thống kiểm soát bị đa số nhân viên phản đối là vi phạm nguyên tắc:

A. Kiểm soát phải có tính khách quan.

B. Kiểm soát phải đảm bảo tính toàn diện.

C. Kiểm soát phải đúng thời điểm.

D. Hệ thống kiểm soát phải chấp nhận được.

Câu 13: Phát hiện lỗi sản phẩm khi đã giao cho khách hàng là vi phạm nguyên tắc:

A. Kiểm soát phải có tính khách quan.

B. Kiểm soát phải đảm bảo tính toàn diện.

C. Kiểm soát phải đúng thời điểm.

D. Hệ thống kiểm soát phải chấp nhận được.

Câu 14: Tiêu chuẩn hóa sản phẩm thuộc lĩnh vực kiểm soát nào?

A. Kiểm soát thị trường.

B. Kiểm soát tài chính.

C. Kiếm soát chất lượng.

D. Kiểm soát kỷ luật, đạo đức của nhân viên.

Câu 15: Dùng máy vân tay, camera để kiểm soát giờ làm việc của nhân viên thuộc lĩnh vực kiểm soát nào:

A. Kiểm soát thị trường.

B. Kiểm soát tài chính.

C. Kiếm soát chất lượng.

D. Kiểm soát kỷ luật, đạo đức của nhân viên.

Câu 16: Quan sát những phản hồi từ khách hàng về chất lượng hàng hóa là phương pháp kiểm soát nào?

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 17: Phân tích tỷ suất lợi nhuận và tình hình thanh toán là phương pháp kiểm soát:

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 18: Luôn quan tâm đến vấn đề ngân sách là phương pháp kiểm soát nào?

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 19: Dùng các biểu đồ xem xét tình hình tăng trưởng hoạt động kinh doanh là phương pháp kiểm soát nào?

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 20: Dùng máy vân tay, camera để kiểm soát giờ làm việc của nhân viên là phương pháp nào?

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 21: Không thừa nhận văn hóa doanh nghiệp với vai trò một nguồn kiểm soát là đặc điểm phương pháp nào?

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp kiểm soát hành chính.

C. Phương pháp kiểm soát ngắn hạn.

D. Phương pháp kiểm soát hiệu chỉnh.

Câu 22: Sử dụng các thủ tục và nguyên tắc là phương pháp kiểm soát nào:

A. Phương pháp kiểm soát hành chính.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 23: Hệ thống quyền lực linh hoạt chú trọng quyền chuyên gia là phương pháp kiểm soát nào:

A. Phương pháp kiểm soát phối hợp.

B. Phương pháp giám sát.

C. Phương pháp phân tích thống kê.

D. Phương pháp quản lý tài chính.

Câu 24: Tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện khiếu nại thuộc lĩnh vực kiểm soát nào?

A. Kiểm soát thị trường.

B. Kiểm soát tài chính.

C. Kiểm soát chất lượng.

D. Kiểm soát kỷ luật, đạo đức của nhân viên.

Câu 25: Chức năng kiểm soát trong quản trị sẽ mang lại tác dụng là:

A. Đánh giá được toàn bộ quá trình và có những giải pháp thích hợp.

B. Làm nhẹ gánh nặng cho cấp chỉ huy, dồn việc xuống cho cấp dưới.

C. Quy trách nhiệm được những người sai sót.

D. Cấp dưới sẽ tự nâng cao chất lượng hơn vì sợ bị kiểm tra và bị phát hiện ra các bê bối.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 8 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên