Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 14

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 61 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 14. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

35 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cho thuê hàng hóa trong hoạt động thương mại được hiểu là gì?

A. Là hoạt động của hai bên thương nhân, một bên thuê hàng hóa để thực hiện các hoạt động thương mại nhất định, một bên cho thuê hàng hóa để nhận tiền cho thuê

B. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho bên khác trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê

C. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền sử dụng hàng hóa cho bên kia theo hợp đồng để nhận tiền cho thuê hàng hóa đó

D. Là hoạt động thương mại của hai bên thương nhân, một bên chuyển quyền sử dụng hàng hóa theo thỏa thuận cho bên kia để nhận tiền cho thuê

Câu 2: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nhượng quyền thương mại được hiểu là gì?

A. Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được gắn nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền

B. Là hoạt động thương mại, một bên nhượng toàn bộ cửa hàng cho bên kia, được thực hiện theo cách thức tổ chức kinh doanh, tổ chức hoạt động cửa hàng của bên nhượng quyền

C. Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo điều kiện nhất định mà vẫn có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong kinh doanh.

D. Là hoạt động thương mại, bên nhượng quyền có quyền thu số tiền nhượng lại cửa hàng và bên nhận quyền được tổ chức hoạt động cửa hàng của bên nhượng quyền yền

Câu 3: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các hành vi nào thì bị quy định là hành vi vi phạm pháp luật thương mại?

A. Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, thuế, xuất nhập khẩu hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa; có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh; chất lượng hàng hóa, dịch vụ không cao theo nhu cầu người tiêu dùng

B. Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, hóa đơn, chứng từ kế toán, nhãn hàng hóa; buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kinh doanh trái phép; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa; các vi phạm khác theo quy định của pháp luật

C.  Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, mua bán hàng hóa trong nước, ngoài nước; có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh; chất lượng hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng quốc tế

D. Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh mua bán hàng hóa trong nước, ngoài nước, chế độ thuế, phí, lệ phí; có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh; chất lượng hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Câu 4: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, vi phạm pháp luật về thương mại bị xử lý theo các hình thức nào?

A. Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; Xử lý theo quy định của pháp luật dân sự

B. Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Xử lý theo quy định của pháp luật dân sự

C. Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Xử lý theo quy định của pháp luật hình sự

D. Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật

Câu 5: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thời hạn khiếu nại về tranh chấp thương mại được quy định như thế nào?

A. Bốn tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu kiện về chất lượng, ba tháng đối với các trường hợp khác theo quy định của Luật thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng

B. Sáu tháng kể từ ngày trả tiền xong đối với khiếu kiện về chất lượng, ba tháng đối với các trường hợp khác theo quy định của Luật thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng

C. Sáu tháng kể từ ngày các bên phát sinh tranh chấp đối với khiếu kiện về chất lượng, ba tháng đối với các trường hợp khác theo quy định của Luật thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng

D. Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì 03 tháng đới với khiếu nại về số lượng, 06 tháng về chất lượng, 09 tháng về các khiếu nại khác

Câu 6: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, có các loại chế tài nào trong thương mại?

A. Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

B. Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng; Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

C. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với tập quán thương mại quốc tế

D. Tất cả các loại chế tài được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 7: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu là gì?

A. Là hành vi của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế

B. Là hành vi của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dùng thủ đoạn nhờ có vị trí ưu thế của mình để giữ độc quyền, làm giảm, cản trở các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác tự do kinh doanh trên thương trường

C. Là hành vi của một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thoả thuận với nhau để hạn chế các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác tự do kinh doanh trên thương trường trong khuôn khổ pháp luật.

D. Là hành vi của của một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để ép buộc tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác phụ thuộc vào mình

Câu 8: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là gì?

A. Là hành vi của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác và người tiêu dùng

B. Là hành vi cạnh tranh trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hoặc người tiêu dùng

C. Là hành vi thương mại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phù hợp với pháp luật và đạo đức kinh doanh nhưng lại gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác

D. Là hành vi thương mại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phù hợp với pháp luật và đạo đức kinh doanh nhưng lại làm thiệt hại cho xã hội, Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Câu 9: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, vụ việc cạnh tranh được hiểu là gì?

A. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật

B. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hành chính, bị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính

C. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật

D. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp giữa hai doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật

Câu 10: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, tố tụng cạnh tranh được hiểu là gì?

A. Là hoạt động của cơ quan, tổ chức theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

B. Là hoạt động của tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc thương mại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

C. Là hoạt động của doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh

D. Là hoạt động của tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc thương mại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Câu 11: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, tập trung kinh tế được hiểu là gì?

A. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật

B. Là hành vi của doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho một doanh nghiệp khác để doanh nghiệp tiếp nhận đó lớn hơn, tập trung nhiều tài sản, quyền và lợi ích hơn trước

C. Là hành vi của hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho một doanh nghiệp khác để tạo lập một doanh nghiệp mới lớn hơn, tập trung nhiều tài sản, quyền và lợi ích hơn trước

D. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; là hành vi của hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp tài sản, quyền và lợi ích để hình thành doanh nghiệp mới lớn hơn

Câu 12: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tự do trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

B. Nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật Cạnh tranh

C. Nguyên tắc khách quan, tập trung dân chủ, tự do trong khuôn khổ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật Cạnh tranh

D. Nguyên tắc trung thực, minh bạch, công khai, khách quan, tập trung dân chủ, tự do trong khuôn khổ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng

Câu 15: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, hành vi hạn chế cạnh tranh được nhận diện thông qua các nhóm hành vi cụ thể nào?

A. Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Lạm dụng vị trí độc quyền và Tập trung kinh tế

B. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh và Tập trung kinh tế

C. Lạm dụng vị trí độc quyền; Tập trung kinh tế và Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh

D. Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và Lạm dụng vị trí độc quyền

Câu 16: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nào bị cấm tuyệt đối?

A. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ

B. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là bên của thoả thuận; Thông đồng để bên của thoả thuận thắng thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ

C. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận.

D. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Câu 17: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

B. Khi doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

C. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

D. Khi doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Câu 18: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì nhóm doanh nghiệp bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan

B. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan

C. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan

D. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 19: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp bị coi là có vị trí độc quyền?

A. Khi không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan

B. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

C. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

D. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

Câu 20: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì hai doanh nghiệp bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

B. Khi tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

C. Khi tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hành động cạnh tranh ở mọi lĩnh vực theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

D. Khi tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng thực hiện cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

Câu 21: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì ba doanh nghiệp bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động nhằm chiếm lĩnh thị trường theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

B. Khi tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

C. Khi tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường và cùng hoạt động cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

D. Khi tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường có liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

Câu 22: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì bốn doanh nghiệp bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi tổng thị phần từ 75% trở lên và cùng nhau hành động về hoạt động cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

B. Khi tổng thị phần từ 75% trở lên và cùng nhau hoạt động về gây hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

C.  Khi tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

D. Khi tổng thị phần từ 75% trở lên và cùng nhau có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

Câu 23: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, những trường hợp tập trung kinh tế nào thì bị cấm?

A. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật

B. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 65% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp khụng bị cấm theo quy định của pháp luật

C. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 75% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp khụng bị cấm theo quy định của pháp luật

D. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 85% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp khụng bị cấm theo quy định của pháp luật

Câu 24: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, các hành vi nào thì bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

A. Bán hàng đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác được xác định theo các tiêu chí được nêu tại định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

B. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội

C. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác

D. Tất cả các hành vi được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 25: Luật Cạnh tranh hiện hành cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện các hành vi nào sau đây?

A. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác

B. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ , người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công

C. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác

D. Tất cả các hành vi được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 26: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, Cơ quan quản lý cạnh tranh có:

A. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

B. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

C. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Xử lý, xử phạt, đình chỉ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

D. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Điều tra vụ việc cạnh tranh theo pháp luật; Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Câu 27: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh được quy định như thế nào?

A. Hai năm, kể từ ngày Cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý đơn khiếu nại

B. Hai năm, kể từ ngày Cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý đơn khiếu nại

C. Hai năm, kể từ ngày người bị thiệt hại đưa đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công thương

D. Hai năm, kể từ ngày hai bên tranh chấp không thoả thuận được với nhau

Câu 28: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, Cơ quan nào tiến hành tố tụng cạnh tranh?

A. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại

B. Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh

C. Hội đồng cạnh tranh và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại

D. Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Thủ tướng Chính phủ, tùy tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc

Câu 29: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, những người nào tiến hành tố tụng cạnh tranh?

A. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và các bên có quyền, lợi ích liên quan

B. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần và doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại

C. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần

D. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần và một số cá nhân khác được mời theo đề nghị của doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại

Câu 30: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, Hội đồng xử lý cạnh tranh làm việc theo các nguyên tắc nào?

A. Hoạt động chỉ dựa vào quy định pháp luật mà xử lý công việc

B. Hoạt động độc lập, không cơ quan, tổ chức nào được can thiệp

C. Hoạt động chỉ tuân theo pháp luật, không tuân theo các ý kiến của dư luận báo chí

D. Hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, quyết định theo đa số

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 35 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên