Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng - Phần 3. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kế toán kiểm toán. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
38 Lần thi
Câu 1: Trong thanh toán liên hàng, trung tâm kiểm soát đối chiếu có nhiệm vụ gì đối với các ngân hàng tham gia thanh toán?
A. Hạch toán theo số liệu của ngân hàng A chuyển đến ngân hàng B
B. Hạch toán theo giấy báo liên hàng do ngân hàng A gửi tới
C. Kiểm soát, đối chiếu và gửi số đối chiếu tới ngân hàng A và ngân hàng B
D. Kiểm soát, đối chiếu, gửi sổ đối chiếu tới ngân hàng B
Câu 2: Phương thức cho thuê tài chính đặc biệt, bán đi thuê lại có nội dung như thế nào?
A. Người cung cấp bán tài sản sau đó thuê lại
B. Ngân hàng thuê tài sản của người cung cấp rồi cho người khác thuê
C. Người thuê bán tài sản cho công ty cho thuê tài chính rồi thuê lại tài sản đó
D. Doanh nghiệp thế chấp tài sản cho công ty cho thuê tài chính để vay tiền
Câu 3: Những Doanh nghiệp vay và trả thường xuyên hàng ngày, NH áp dụng tài khoản cho vay nào?
A. Tài khoản vay ngắn hạn, thường xuyên
B. Tài khoản vay ngắn hạn, trung dài hạn, thường xuyên
C. Tài khoản cho vay đơn giản, thường xuyên
D. Tài khoản cho vay luân chuyển
Câu 4: Thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT) khác thanh toán bù trừ (TTBT) thế nào về thủ tục giấy tờ?
A. TTBTĐT thực hiện đối với các Doanh nghiệp đã nối mạng vi tính với NH, còn TTBT thực hiện đối với các Doanh nghiệp chưa nối mạng
B. TTBTĐT thực hiện đối với các NH khác hệ thống cùng tỉnh, thành phố đã nối mạng vi tính, TTBT áp dụng đối với các NH chưa nối mạng
C. TTBTĐT khi thanh toán được truyền qua mạng vi tính, còn TTBT thì phải gặp nhau đối chiếu và trao đổi chứng từ
D. TTBTĐT không có các cuộc “họp chợ” TTBT, còn TTBT thường xuyên phải có cuộc “họp chợ” TTBT để thanh toán
Câu 5: Mức phán quyết cho vay là gì?
A. Tổng dư nợ mỗi ngân hàng được phép dư
B. Số tiền cụ thể mỗi cấp ngân hàng được quyết định cho vay theo từng lĩnh vực kinh doanh
C. Tổng doanh số cho vay mỗi doanh nghiệp
D. Tổng doanh số cho vay tất cả các doanh nghiệp tại một ngân hàng
Câu 6: Để tránh được nợ khó đòi trong chiết khấu hối phiếu, NH thường chấp nhận chiết khấu loại hối phiếu nào?
A. Hối phiếu trơn trả tiền ngay không điều kiện
B. Hối phiếu ghi tên có thời hạn thanh toán có đảm bảo của cơ quan cấp trên
C. Hối phiếu kèm chứng từ, gồm các loại hoá đơn hàng hoá có chất lượng dễ tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh
D. Hối phiếu đã được người bị ký phát chấp nhận thanh toán
Câu 7: Xuất phát từ đâu mà phải đặt ra nguyên tắc tín dụng là phải có mục đích?
A. Để NH không mất vốn
B. Để phục vụ sản xuất, kinh doanh
C. Vì bản chất hoạt động của con người và tính tất yếu của hoạt động kinh tế
D. Vì yêu cầu của ngân hàng trung ương và luật ngân hàng
Câu 8: Tại ngân hàng bên bán, khi nhận được các liên giấy mở thư tín dụng, ngân hàng này sử dụng như thế nào?
A. 1 liên ghi Nợ liên hàng đi, 1 liên ghi Có cho đơn vị bán
B. 1 liên báo cho đơn vị bán biết khả năng thanh toán của đơn vị mua, 1 liên kèm hóa đơn và giấy báo Nợ liên hàng đi do ngân hàng lập để ghi Nợ liên hàng đi
C. 1 liên gửi cho đơn vị bán biết, để giao hàng cho đơn vị mua, 1 liên kèm bảng kê hóa đơn lập giấy báo Nợ liên hàng đi, 1 liên kèm hóa đơn ghi Có đơn vị bán
D. 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có, 1 liên ghi Nợ liên hàng đi, 1 liên báo Nợ
Câu 9: Trong nghiệp vụ kế toán cho vay, khi thu được nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi, kế toán ghi nhận:
A. Ghi nợ tài khoản nợ nhóm 5
B. Ghi có tài khoản nợ nhóm 5
C. Ghi có tài khoản thu nhập
D. Ghi nợ tài khoản thu nhập
Câu 10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trình bày các chi phí:
A. Các khản chi mà ngân hàng đã chi ra bằng tiền và hiện vật trong kỳ
B. Các khoản chi phí tạo ra thu nhập trong kỳ
C. Các khoản chi mà ngân hàng đã chi ra bằng hiện vật trong kỳ
D. Các khoản chi mà ngân hàng đã chi ra bằng tiền trong kỳ
Câu 11: Chỉ ra tài khoản khác nhất trong số các tài khoản:
A. Cho vay ngắn hạn – Nợ cần chú ý
B. Cho vay ngắn hạn – Nợ đủ tiêu chuẩn
C. Cho vay ngắn hạn – Dự phòng rủi ro
D. Cho vay ngắn hạn – Nợ dưới tiêu chuẩn
Câu 12: Thu được tiền nợ gốc của khoản nợ khó đòi đã xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD thì hạch toán vào TK:
A. Giảm chi phí đã trích
B. Tăng Khấu hao TSCĐ
C. Tăng thu nhập bất thường
D. Tăng quỹ dự phòng
Câu 13: Ông Tuấn nộp 40.000.000đ thanh toán nợ vay của hợp đồng đến hạn. Nợ gốc 55.000.000, thời hạn 9 tháng, lãi suất 1%/tháng. Ngân hàng đã dự thu toàn bộ lãi vay đủ tiêu chuẩn. Ngân hàng không đồng ý gia hạn nợ và thu nợ lãi trước, thu nợ gốc sau. Ngân hàng hạch toán chuyển nợ quá hạn:
A. Nợ TK 2112 / Có TK 2111: 19.950.000đ
B. Nợ TK 2111 / Có TK 2112: 19.950.000đ
C. Nợ TK 2112 / Có TK 2111: 10.000.000đ
D. Nợ TK 2111 / Có TK 2112: 10.000.000đ
Câu 14: Loại báo cáo trong toàn bộ báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản đó của ngân hàng tại một thời điểm là:
A. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Bảng cân đối tài khoản kế toán
D. Bảng cân đối kế toán
Câu 15: Ngày 09/12/x bà Hồng nộp sổ tiết kiệm thời hạn 3 tháng mở ngày 09/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số tiền 50.000.000đ, lãi suất 0,7%/tháng trả lãi trước. Ngân hàng hạch toán tài khoản 4232:
A. Nợ TK 4232: 50.350.000đ
B. Nợ TK 4232: 50.000.000đ
C. Nợ TK 4232: 51.050.000đ
D. Nợ TK 4232: 50.070.000đ
Câu 16: Ngày 16/10/x, ông Huy nộp sổ tiền gửi tiết kiệm mở ngày 14/8/x, số tiền 30.000.000đ, thời hạn 3 tháng lãi đầu kỳ 0,8%/tháng đề nghị nhận tiền mặt. Biết NH công bố lãi suất tiền gửi rút trước hạn là 0,3%/tháng, thời gian tính lãi trước hạn được tính tròn tháng đối với khoản tiền gửi đủ tháng, số ngày không đủ tháng tính theo số ngày thực tế phát sinh. Tổng số tiền ngân hàng phải chi là:
A. 29.466.000đ
B. 29.776.000đ
C. 29.469.000đ
D. 29.784.000đ
Câu 17: Ngày 13/6/x bà Dung nộp sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân đề nghị rút tiền. Nội dung sổ: ngày mở 13/3/x, số tiền 50.000.000 đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,8%/tháng cuối kỳ, Ngân hàng hạch toán trả lãi:
A. Nợ TK 8010: 1.200.000 đ
B. Nợ TK 4913: 1.200.000 đ
C. Nợ TK 8010: 400.000 đ
D. Nợ TK 4913: 400.000 đ
Câu 18: Một khoản vay tiêu dùng thời hạn 1 năm, số tiền 120.000.000đ, NH và KH thỏa thuận sẽ trả gốc và lãi thành kỳ khoản đều hàng tháng từ tài khoản tiền gửi của khách hàng theo lãi suất 1%/tháng. NH thực hiện dự thu hàng tháng. Ngân hàng hạch toán thu nợ gốc tháng thứ 1:
A. Nợ TK 1011: 10.000.000đ
B. Nợ TK 4211: 9.461.855đ
C. Nợ TK 4211: 9.556.473đ
D. Có TK 1011: 10.000.000đ
Câu 19: Ngày 07/12/x ông Vũ nộp sổ tiết kiệm mở ngày 05/11/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số tiền 50.000.000đ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,9%/tháng. Biết lãi suất tiền gửi rút trước hạn là 0,3%/tháng, NH dự chi vào cuối mỗi tháng. Ngân hàng hạch toán hoàn nhập dự chi:
A. Nợ TK 4913 / Có TK 8010: 290.000đ
B. Nợ TK 4913 / Có TK 8010: 160.000đ
C. Nợ TK 8010 / Có TK 4913: 230.000đ
D. Nợ TK 8010 / Có TK 4913: 320.000đ
Câu 20: Ngân hàng giải ngân cho công ty A theo hợp đồng tín dụng số 98/x số tiền 300.000.000đ vào tài khoản tiền gửi, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng, thu lãi hàng tháng, thu nợ gốc khi đáo hạn. Nếu áp dụng ghi nhận lãi phải thu tính tròn từng tháng và hạch toán ngay khi giải ngân. Ngân hàng ghi nhận:
A. Có TK 7020: 3.000.000đ
B. Nợ TK 7020: 3.000.000đ
C. Nợ TK 3941: 18.000.000đ
D. Có TK 3941: 3.000.000đ
Câu 21: Ngày 16/10/x, bà Lê nộp sổ tiết kiệm mở ngày 16/04/x, số tiền 100.000.000đ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 1%/tháng đề nghị rút tiền mặt. Cho biết ngày 25/7/200x NH công bố lãi suất TG tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng lãi cuối kỳ là 0,9%/tháng. NH hạch toán trả lãi ngày 16/10/x: ghi Có TK 1011, ghi:
A. Nợ TK 4913: 3.000.000đ
B. Nợ TK 4913: 3.090.000đ
C. Nợ TK 4913: 2.781.000đ
D. Nợ TK 4913: 2.700.000đ
Câu 22: Ông Tuấn nộp 40.000.000đ thanh toán nợ vay của hợp đồng đến hạn. Nợ gốc 55.000.000, thời hạn 9 tháng, lãi suất 1%/tháng. NH đã dự thu toàn bộ lãi vay đủ tiêu chuẩn. Ngân hàng không đồng ý gia hạn nợ và thu nợ lãi trước, thu nợ gốc sau. NH ghi nhận khoản tiền lãi:
A. Nợ TK 8090 / Có TK 3941: 4.950.000đ
B. Xuất TK 9410: 4.950.000đ
C. Nợ TK 7020 / Có TK 3941: 4.950.000đ
D. Nợ TK 1011 / Có TK 3941: 4.950.000đ
Câu 23: Một khoản vay tiêu dùng thời hạn 1 năm, số tiền 120.000.000đ, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận sẽ trả gốc và lãi thành kỳ khoản đều hàng tháng từ tài khoản tiền gửi của khách hàng theo lãi suất 1%/tháng. NH thực hiện dự thu hàng tháng. Ngân hàng hạch toán dự thu lãi tháng thứ 2:
A. Nợ TK 3941, Có TK 7020:1.105.381đ
B. Nợ TK 3941, Có TK 7020: 1.100.000đ
C. Nợ TK 7020, Có TK 3941: 1.100.000đ
D. Nợ TK 1011, Có TK7020: 1.105.381đ
Câu 24: Ngày 20/02/J Công ty Thái Tuấn trả nợ vay từ tiền gửi,lãi suất 1%/tháng. Biết ngày giải ngân lần 1 20/8/J-1: 150.000.000đ, giải ngân lần 2 20/9/J-1: 350.000.000đ. Ngân hàng đã dự thu toàn bộ lãi vay. Ngân hàng hạch toán số tiền thu được:
A. Nợ TK 4211: 530.000.000đ
B. Nợ TK 4211: 519.000.000đ
C. Nợ TK 4211: 500.000.000đ
D. Nợ TK 4211: 526.500.000đ
Câu 25: Khi khách hàng đến nộp tiền mặt để thanh toán lãi vay cho khoản nợ lãi mà nợ gốc đang là nợ đủ tiêu chuẩn, kế toán viên sẽ kiểm tra tài khoản nào đang theo dõi lãi vay của khách hàng?
A. Tài khoản 9712
B. Tài khoản 3941
C. Tài khoản 7020
D. Tài khoản 9410
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng có đáp án Xem thêm...
- 38 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận