Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 956 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng - Phần 1. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kế toán kiểm toán. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.8 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

54 Lần thi

Câu 1: Hạch toán kế toán NH có một nguyên tắc khá quan trọng, nhưng khi hạch toán séc bảo chi được phép không thực hiện nguyên tắc đó. Đó là nguyên tắc nào và vì sao được phép không thực hiện?

A. Nguyên tắc ghi 1 Có nhiều Nợ; Séc báo chi thì chỉ 1 Có , 1 Nợ

B. Nguyên tắc ghi 1 Nợ nhiều có; Séc báo chi chỉ có 1 Có, 1 Nợ

C. Nguyên tắc ghi đồng thời Nợ, Có; Séc báo chi không ghi đồng thời

D. Nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau; Séc báo chi được phép ghi Có trước vì đã được kí quỹ đảm bảo thanh toán

Câu 2: Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán Séc chuyển tiền kế toán NH hạch toán như thế nào?

A. Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) Có TK 4271

B. Nợ TK 4272 Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền)

C. Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) Có TK 4272

D. Nợ TK 4271 Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền)

Câu 3: Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán thư tín dụng kế toán NH tiến hành ghi sổ như thế nào?

A. Nợ TK 4271 Có TK 4211 - Tiền gửi của người trả tiền

B. Nợ TK 4272 Có TK 4211 - Tiền gửi của người trả tiền

C. Nợ TK 4211 - Tiền gửi của người mở thư tín dụng Có TK 4272 - Ký quỹ đảm bảo thanh toán TTD

D. Nợ TK 4211 - Tiền gửi của người trả tiền Có TK 454

Câu 4: Trong quy trình thanh toán Séc chuyển tiền, khi NH tiến hành trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu NH trả tiền mặt thì NH ghi sổ như thế nào?

A. Nợ TK 4541 Có TK1011 - Tiền mặt

B. Nợ TK 454 - chuyển tiền phải trả Có TK 1011 - Tiền mặt

C. Nợ TK 1011 - Tiền mặt Có TK 4272

D. Nợ TK 4271 Có TK 1011 - Tiền mặt

Câu 5: Trong quy trình thanh toán Séc chuyển khoản, khi người trả tiền và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một NH thì kế toán NH ghi sổ như thế nào?

A. Nợ TK 1011 Có TK 4211 (người thụ hưởng)

B. Nợ TK 4211 (người trả tiền) Có TK 1113

C. Nợ TK 4211 (người thụ hưởng) Có TK 4211 (người trả tiền)

D. Nợ TK 4211 (người trả tiền) Có TK 4211 (người thụ hưởng)

Câu 6: Về thời điểm phát hành và thời điểm thanh toán cho người thụ hưởng, UNC khác TTD như thế nào?

A. Không khác nhau vì UNC và TTD đều thanh toán khi đã giao hàng

B. Khi phát hành UNC là thanh toán ngay cho người thụ hưởng, còn TTD thì chưa thanh toán khi phát hành TTD

C. Khi UNC đã phát hành, phải chờ chứng từ giao hàng mới thanh toán, còn TTD thì thanh toán ngay khi phát hành TTD

D. UNC thanh toán khi người phát hành UNC giao UNC cho NH, còn TTD thì phải chờ khi người bán xuất trình hoá đơn giao hàng, Ngân hàng mới thanh toán

Câu 7: Đối với NH nếu mà chậm trể trong quá trình thanh toán Séc gây thiệt hại cho khách hàng thì số tiền mà NH phải bồi thường cho khách hàng được tính như thế nào?

A. Số tiền bồi thường = số tiền ghi trên tờ Séc x Số ngày chậm trễ x Tỷ lệ phạt (bằng l/ suất nợ quá hạn)

B. Số tiền bồi thường = số tiền ghi trên tờ Séc x Tỷ lệ phạt (bằng lãi suất nợ quá hạn)

C. Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ Séc x 30%

D. Không câu nào đúng

Câu 8: Một doanh nghiệp được phép thấu chi có hợp đồng với NH, khi phát hành Séc quá số dư thì NH xử lý thế nào?

A. Phạt theo tỷ lệ quy định, tiền phạt giao người thụ hưởng. Chờ có tiền mới thanh toán séc

B. Phạt chậm thanh toán và phạt tiền do phát hành quá số dư, chờ khi trên tài khoản có tiền mới thanh toán

C. Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc nếu số dư tài khoản tiền gửi cộng với số tiền được thấu chi đủ thanh toán

D. Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc và phạt do phát hành quá số dư

Câu 9: Khi nhận được lệnh chuyển Nợ (chuyển điện tử) uỷ quyền, nhưng ngân hàng B không nhận được hợp đồng, thì NH B hạch toán như thế nào?

A. Nợ TK người phải nhận Nợ Có TK người thụ hưởng

B. Nợ TK người phải nhận Nợ Có TK 5112 chuyển tiền đến

C. Nợ TK 5112 chyển tiền đến Có TK người phải nhận Nợ

D. Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 chuyển tiền đến và báo cho khách hàng đến nhận nợ

Câu 10: Sau khi nhận được lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền (qua chuyển tiền điện tử) nhưng trên tài khoản của người phải nhận nợ không có tiền, thì NH B phải làm gì?

A. Hạch toán cho người phải nhận Nợ

B. Hạch toán Nợ TK tiền gửi người phải nhận Nợ, Có TK 5112

C. Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 và báo cho khách hàng nộp tiền để thanh toán

D. Hạch toán vào các TK thích hợp, chuyển điện đi trung tâm thanh toán

Câu 11: Chuyển tiền điện tử liên NH cùng hệ thống được thực hiện trong phạm vi nào?

A. Thanh toán giữa các doanh nghiệp có sử dụng vi tính nối mạng với ngân hàng

B. Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống có nối mạng vi tính với nhau và nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước

C. Thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống nhưng khác địa phương có nối mạng vi tính với nhau và với trung tâm thanh toán

D. Thanh toán giữa các ngân hàng cùng tỉnh, cùng thành phố có nối mạng vi tính với nhau và với ngân hàng Nhà nước

Câu 12: Một khách hàng đưa đến NH 4 liên UNC yêu cầu NH trích TK để trả tiền cho đối tác có TK ở tỉnh B, theo phương thức chuyển tiền điện tử NH sử dụng UNC đó như thế nào?

A. Đánh máy lại UNC, lưu vào máy, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán toàn bộ nội dung UNC

B. Căn cứ các dữ liệu trên UNC nhập vào máy tính theo mẫu lệnh thanh toán, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán

C. Nhập các dữ liệu theo nội dung UNC sau đó truyền đi tỉnh B

D. Truyền qua mạng vi tính cho tỉnh B toàn bộ nội dung UNC

Câu 13: Khi ngân hàng B nhận được các chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng A gửi tới gồm các liên UNC, một giấy báo Có liên hàng, ngân hàng B phải làm những gì với những chứng từ đó theo phương thức đối chiếu phân tán?

A. 1 liên giấy báo Có liên hàng để ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên UNC ghi Có người thụ hưởng, 1 liên UNC để báo Có người thụ hưởng

B. 1 liên UNC ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên UNC ghi Có người thụ hưởng, 1 liên UNC báo Có người thụ hưởng

C. 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để báo Có người thụ hưởng, 1 liên UNC lưu

D. 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để gửi trung tâm kiểm soát, 1 liên UNC ghi Có người thụ hưởng

Câu 14: Khi ngân hàng A nhận 4 liên UNC của doanh nghiệp X gửi tới, để thanh toán tiền cho doanh nghiệp Y có tài khoản tại NH B.

A. 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 2 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ

B. 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ, 2 liên gửi ngân hàng B

C. 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 3 liên gửi ngân hàng B

D. 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 1 liên báo Có doanh nghiệp Y, 1 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trư

Câu 15: Tỷ lệ chiết khấu là:

A. Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền các năm về hiện tại mà tại đó NPV = 0

B. Lãi suất mong đợi của nhà đầu tư bao gồm cả tỷ lệ lạm phát

C. Lãi suất cho vay

D. Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án

Câu 16: Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thực hiện biện pháp nào?

A. Đồng tài trợ

B. Bán nợ

C. Cơ cấu lại nợ

D. Hạn chế cho vay

Câu 17: Thế nào là cho vay đảm bảo bằng tài sản?

A. Là việc cho vay vốn của TCTD mà khách hàng vay phải cam kết đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có uy tín lớn.

B. A và tài sản hình thành từ vốn vay; tài sản cầm cố

C. Là việc cho vay vốn của TCTD mà khách hàng vay phải cam kết đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ 3 bằng tài sản.

D. Tài sản hình thành từ vốn vay.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất về khách hàng có uy tín?

A. Hoàn trả nợ đúng hạn

B. Quản trị kinh doanh có hiệu quả

C. Có tín nhiệm với TCTD trong sử dụng vốn vay

D. Có năng lực tài chính lành mạnh, trung thực trong kinh doanh, A và B

Câu 19: Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây

A. Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý hợp pháp của khách hàng vay hoặc của bên bảo lãnh; Tài sản được phép giao dịch tức là tài sản mà pháp luật cho phép không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác

B. Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm

C. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay và phải cam kết chuyển quyền hưởng tiền bồi thường từ tổ chức bảo hiểm cho ngân hàng

D. Tất cả các điều kiện nêu trên

Câu 20: Trong các chứng từ về vận tải sau, loại chứng từ vận tải nào không chuyển nhượng được?

A. Hợp đồng thuê tàu chuyến

B. Hợp đồng thuê tàu chợ

C. Vận đơn hàng không

D. Cả ba trường hợp trên

Câu 21: Bút toán nào sau đây phản ánh trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân?

A.  Nợ 622/Có TK 335

B. Nợ 622/Có TK 334

C. Nợ TK622/Có TK352

D. Nợ 334/Có Tk 335

Câu 22: Chi phí nào không được tính vào giá gốc hàng tồn kho?

A. Chi phí quản lý doanh nghiệp

B. Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và trong quá trình mua hàng

C. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí SXKD khác phát sinh trên mức bình thường

D. Chi phí quản lý hành chính tại các phân xưởng sản xuất

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 54 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên