Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 22

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 22

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 188 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 22. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Một số nội dung chiến lược quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:

A. Tất cả nội dung1, 2, 3 và 4 đều đúng.

B. Nội dung 2, 3 và 4 đều đúng.

C. Nội dung 1, 3 và 4 đều đúng. 

D. Nội dung 1, 2 và 4 đều đúng

Câu 2: Những yếu tố nào tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta:

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

B. Địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

C. Địa lý, kinh tế, sáng tạo, ý chí quật cường.

D. Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, sự sáng tạo và ý chí quật cường.

Câu 3: Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam là:

A. Truyền thống đánh giặc của ông cha.

B. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

C. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc.

D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay ở Việt Nam là gì?

A. Việc cập nhật tình hình xây dựng lực lượng dự bị động viên trên thế giới hiện nay

B. Kinh tế nước ta còn nghèo

C. Trình độ khoa học và công nghệ của nước ta còn thấp kém

D. Tiềm lực quân sự của đất nước ta chưa mạnh

Câu 5: Tổ tiên ta đã xây dựng lực lượng dự bị động viên như thế nào?

A. Xây dựng lực lượng ngụ binh ư nông

B. Xây dựng lực lượng dân quân du kích

C. Đào tạo đội ngũ dân binh

D. Vũ trang cho toàn dân sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc

Câu 6: Nét mới của xây dựng lực lượng dự bị động viên là gì?

A. Không chỉ xây dựng lực lượng trong các lực lượng vũ trang mà cả trong các lực lượng phi vũ trang

B. Trang bị vũ khí hiện đại cho dân quân tự vệ

C. Ra sức tuyên truyền về tinh thần yêu nước cho lực lượng dự bị động viên

D. Ngày càng hạn chế đi về số lượng vì ít khả năng xảy ra chiến tranh

Câu 7: Thực chất của xây dựng lực lượng dự bị động viên là gì?

A. Là chuẩn bị lực lượng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống

B. Là công tác xây dựng phong trào quốc phòng – an ninh tại địa phương

C. Là sử dụng hợp lí các nguồn nhân lực trong mọi ngành nghề

D. Là một hoạt động công ích xã hội

Câu 8: Yêu cầu mới của kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay?

A. Phải đưa việc kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh vào trong từng chương trình, từng nội dung của các môn học

B. Tăng cường dạy giáo dục quốc phòng cho sinh viên

C. Cho sinh viên tập quân sự nghiêm túc tại các trung tâm giáo dục quốc phòng

D. Vẫn làm như hiện tại

Câu 9: Nhiệm vụ trọng tâm của kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh khi nước ta gia nhập WTO là gì?

A. Vừa bảo vệ an ninh kinh tế vừa phát triển thương mại của đất nước

B. Ra sức phát triển kinh tế đất nước

C. Tạm gác các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình

D. Tìm cách đứng vững trong WTO

Câu 10: Tư duy mới của việc kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh?

A. Kết hợp trong từng chương trình, kế hoạhc và từng bước phát triển

B. Kết hợp như những năm trước đây

C. Kết hợp khi có chiến tranh xảy ra

D. Kết hợp khi chiến tranh kết thúc

Câu 11: Tác dụng của việc kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh?

A. Phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

B. Nhằm tận dụng lao động dư thừa

C. Sử dụng quân đội trong thời bình

D. Phù hợp với đường lối đối ngoại

Câu 12: Yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong tình hình hiện nay?

A. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ

B. Nguyên vọng của nhân dân lao động

C. Do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

D. Đòi hỏi khi vào WTO

Câu 13: Tìm câu sai. Yếu tố tác động quyết định đến nghệ thuật quân sự Việt Nam?

A. Năng lực ngoại giao

B. Tiềm lực kinh tế

C. Điều kiện địa lí

D. Tiềm lực quân sự

Câu 14: Tìm câu sai. Yếu tố tác động quyết định đến nghệ thuật quân sự Việt Nam? 

A. Mức độ hiện đại của vũ khí trang bị

B. Truyền thống văn hóa dân tộc

C. Tiềm lực kinh tế

D. Điều kiện địa lí 

Câu 15: Đặc trưng nổi bật của đấu tranh vũ trang hiện nay?

A. Hàm lượng đấu tranh vũ trang trong tổng thể chung thấp hơn so với trước

B. Vẫn không thay đổi

C. Truyền thống quân sự của tổ tiên luôn được phát huy như trước đây

D. Tăng cường chiến tranh phòng tuyến

Câu 16: Đặc điểm xã hội nổi bật tác động đến việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay?

A. Do sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

B. Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc

C. Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của dân tộc

D. Bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 17: Vấn đề cần quan tâm trong huy động, sử dụng sức mạnh toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay?

A. Phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

B. Không có gì thay đổi so với trước kia

C. Dân ta vốn giàu lòng yêu nước nên dễ huy động trong mọi tình hình

D. Cần xây dựng lực lượng bảo vệ Tổ quốc chuyên nghiệp

Câu 18: Vì sao các yếu tố phi quân sự phát triển mạnh mẽ trong thời đại ngày nay? 

A. Vì sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ

B. Vì ý muốn chủ quan của các tập đoàn cầm quyền

C. Vì cuộc sống ngày càng đòi hỏi nhiều hơn

D. Vì sự giao lưu giữa các dân tộc

Câu 19: Yếu tố nào quyết định sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 

A. Quốc lực tổng hợp

B. Nhân tố tài nguyên

C. Nhân tố nguồn nhân lực

D. Chất lượng quản lí đất nước

Câu 20:  Nhân tố nào tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay?

A. Truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc

B. Sức mạnh chính trị tinh thần

C. Trình độ kinh tế của đất nước

D. Tình hình thời tiết

Câu 21: Tìm câu sai. Nhân tố tác động đến nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay?

A. Truyền thống canh tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phương pháp sản xuất công nghiệp

B. Việc mua sắm vũ khí

C. Tiềm năng quân sự của mỗi dân tộc

D. Yếu tố địa lí

Câu 22: Văn bản pháp luật nhà nước ta mới nhất về quản lí quốc phòng là gì? 

A. Luật quốc phòng năm 2006

B. Luật bảo vệ Tổ quốc

C. Luật nghĩa vụ quân sự

D. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 

Câu 23: Chủ thể của nền quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm những lực lượng nào?

A. Mọi chủ nhân của đất nước

B. Lực lượng vũ trang nhân dân

C. Ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ

D. Lực lượng quân sự, lực lượng chính trị và lực lượng binh vận

Câu 24: Có người cho rằng: càng ngày các nội dung bảo vệ Tổ quốc càng được phân chia cụ thể và hẹp hơn. Ý kiến của anh (chị)? 

A. Là tất yếu do sự phân ngành ngày càng sâu sắc của khoa học

B. Vẫn như cũ

C. Sự hợp ngành ngày càng tăng

D. Các nguy cơ xâm hại Tổ quốc ngày càng ít

Câu 25: Đặc điểm nổi trội trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực và hình thức đấu tranh của nền quốc phòng toàn dân nay là gì?

A. Sự chuyển hóa nhanh chóng, mau lẹ, linh hoạt, uyển chuyển của tất cả các lĩnh vực và hình thức

B. Các lĩnh vực quan hệ tác động hữu cơ với nhau

C. Các loại hình thức đều tự khẳng định vị trí riêng của nó trong nền quốc phòng

D. Các mối quan hệ vẫn tồn tại như trước đây

Câu 26: Cơ sở khoa học của việc đổi mới tư duy về quốc phòng hiện nay? 

A. Những biến đổi do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại cả trong lý luận và thực tiễn

B. Do địa kinh tế và địa chính trị của đất nước ta qui định

C. Do âm mưu đen tối của các thế lực thù địch

D. Do vị thế của đất nước trong thế kỉ XXI nằm ở vùng bờ rìa phía Tây Thái bình dương

Câu 27: Vì sao phải đổi mới tư duy về quốc phòng hiện nay?

A. Tác động ngày càng to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm thay đổi cả về nội dung và hình thức của vấn đề quốc phòng

B. Vì ta không còn các đồng minh chiến lược để sẵn sàng viện trợ và giúp đỡ ta

C. Vì ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

D. Do truyền thống giữ nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

Câu 28: Phương châm xây dựng quân đội ta được Đảng khẳng định trong các kì Đại Hội là gì?

A. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

B. Lập tức mua sắm vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội

C. Xây dựng quân đội theo hướng chuyên nghiệp, nhà nghề

D. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của quân đội

Câu 29: Lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận kinh tế hiện nay là lực lượng nào? 

A. Là những những người đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

B. Là lực lượng của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

C. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

D. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ

Câu 30: Ý nghĩa của việc tăng cường nhận thức của sinh viên các trường đại học và cao đẳng về vai trò, nội dung của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay?

A. Giúp sinh viên xác định đúng đắn vị trí, vai trò của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ngay khi đang học trong trường

B. Trang bị để sinh viên có kiến thức sử dụng sau khi ra trường

C. Học để biết về lịch sử đánh giặc của tổ tiên ta

D. Nâng cao lòng tự hào về quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Câu 31: Nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong quá trình bắt đầu gia nhập WTO là gì?

A. Bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực an ninh kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế thưông mại quốc tế

B. Sẵn sàng bảo vệ an ninh quốc gia

C. Chuẩn bị chống khủng bố tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư

D. Bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 32: Sự khác biệt nổi bật của chiến tranh nhân dân trong tình hình hiện nay so với trước kia là gì?

A. Hàm lượng của các mặt đấu tranh trên lĩnh vực phi vũ trang ngày càng tăng cho dù đấu tranh vũ trang vẫn là nòng cốt

B. Vũ khí, trang bị hiện đại hơn

C. Cuộc chiến tranh diễn ra mà không cần tiếp xúc

D. Chủ yếu là chống khủng bố

Câu 33: Lực lượng chủ lực để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là những lực lượng nào?

A. Gồm các lực lượng của toàn dân

B. Là các lực lượng vũ trang nhân dân

C. Là ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ

D. Các lực lượng dự bị động viên

Câu 34: Phạm vi của động viên công nghiệp là gì? 

A. Toàn bộ nền công nghiệp của đất nước

B. Các doanh nghiệp nhà nước

C. Trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

D. Các doanh nghiệp tư nhân

Câu 35: Thực chất của động viên công nghiệp là gì?

A. Là sẵn sàng huy động mọi tiềm năng vật chất kĩ thuật phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

B. Là động viên tinh thần của các lực lượng trong lĩnh vực công nghiệp

C. Là trưng thu, trưng mua các sản phẩm công nghiệp để dùng trong quốc phòng – an ninh

D. Là đặt hàng cho sản xuất công nghiệp

Câu 36: Điều gì phải lưu ý trong cách huy động các nguồn lực của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay?

A. Cách huy động mới đối với các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường không giống thời hành chính bao cấp

B. Vẫn giữ vững các cách huy động như trong các cuộc chiến tranh trước đây

C. Tăng cường hệ thống pháp luật về vấn đề này

D. Ra sức giáo dục lòng yêu nước cho mọi tầng lớp nhân dân

Câu 37: Loài người đã tiến hành các hình thức chiến tranh nào?

A. Chiến tranh vũ khí lạnh

B. Chiến tranh vũ khí công nghệ cao

C. Chiến tranh vũ khí thông thường

D. Tất cả các phương án

Câu 38: Tiêu chí để nhận dạng tính chất cách mạng hay phản động của chiến tranh

A. Quyền lợi của đối tượng mà cuộc chiến tranh bảo vệ hay đem lại

B. Trình độ hiện đại của các loại trang bị, vũ khí

C. Mức độ chính qui của quân đội tham gia chiến tranh

D. Tính chất của giai cấp xây dựng quân đội tham chiến

Câu 39: Tiêu chí để phân biệt chiến tranh tự vệ và chiến tranh xâm lược?

A. Mục đích của cuộc chiến tranh

B. Vũ khí trang bị của chiến tranh

C. Hình thức tiến hành chiến tranh là chủ động hay bị động

D. Cách thức phòng ngự hay tiến công

Câu 40: Tìm câu sai. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh phải?

A. Kết hợp ngay trong quy hoạch, kế hoạch và trong từng bước phát triển kinh tế – xã hội

B. Kết hợp ngay trong từng cuộc chiến tranh

C. Kết hợp ngay trong từng vùng chiến lược

D. Kết hợp ngay trong ngành nghề cụ thể

Câu 41: Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh là?

A. Là nội dung của qui chế dân chủ ở cơ sở

B. Là nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

C. Một nội dung của đường lối, quan điểm của Đảng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

D. Là nội dung của báo cáo về phân vùng chiến lược kinh tế – xã hội 

Câu 42: Tìm câu trả lời sai. Tác dụng của viêc thực hiện nghiêm túc đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên?

A. Thể hiện sự công bằng xã hội

B. Tăng cường bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận phi vũ trang

C. Đáp ứng đúng với sự cống hiến của quân nhân dự bị

D. Thúc đẩy công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên phát triển

Câu 43: Tìm câu trả lời sai nhất. Tổ chức lực lượng dự bị động viên phải tuân theo các nguyên tắc?

A. Theo hạng

B. Theo địa lí (nơi cư trú)

C. Theo ý thích

D. Theo chuyên môn

Câu 44: Tìm câu trả lời sai. Đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên? 

A. Quân nhân dự bị phải đăng ký, quản lý chính xác theo từng chuyên nghiệp quân sự, độ tuổi, loại sức khỏe, hoàn cảnh gia đình.

B. Đăng kí theo sở thích

C. Phương tiện phải đăng ký, quản lý chính xác, thường xuyên

D. Đơn vị quân đội phải thông báo cho địa phương đầy đủ. 

Câu 45: Tìm câu trả lời sai. Trách nhiệm xây dựng lực lượng dự bị động viên?

A. Các cấp, các ngành

B. Của Bộ quốc phòng

C. Mọi người dân

D. Các cơ quan, đơn vị

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên