Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn 60 câu trắc nghiệm Từ trường cơ bản (P1). Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 4: Từ trường. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
20 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt;
B. Niken và hợp chất của niken;
C. Cô ban và hợp chất của cô ban;
D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 2: Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên
B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên
C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên
D. Câu C và B đúng.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam
B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;
C. Mọi nam châm đều hút được sắt;
D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt
Câu 4: Khi sử dụng kim nam châm để phát hiện sự có mặt của từ trường tại một điểm, nếu
A. kim nam châm chỉ hướng Đông – Tây thì tại điểm đó có từ trường
B. kim nam châm chỉ hướng Đông – Nam thì tại điểm đó không có từ trường
C. kim nam châm chỉ hướng Tây – Bắc thì tại điểm đó không có từ trường
D. kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam thì tại điểm đó có từ trường
Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?
A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.
B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.
C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.
D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.
Câu 6: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. không tương tác.
D. đều dao động.
Câu 7: Lực nào sau đây không phải lực từ?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;
B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam;
C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện;
D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
Câu 8: Các tương tác sau đây, tương tác nào không phải là tương tác từ:
A. tương tác giữa hai nam châm
B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện
C. tương tác giữa các điện tích đứng yên
D. tương tác giữa nam châm và dòng điện
Câu 9: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. A. Một dây dẫn thẳng, dài
B. B. Một khung dây có dòng điện chạy qua
C. C. Một nam châm thẳng
D. D. Một kim nam châm
Câu 10: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật.
B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 11: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức từ?
A. A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D. D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 13: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
Câu 14: Điểm khác nhau cơ bản của đường sức điện tĩnh và đường sức từ là
A. A. đường sức điện luôn là đường thẳng, đường sức từ luôn là đường cong
B. B. đường sức điện luôn được vẽ mau hơn đường sức từ
C. C. đường sức điện luôn là những đường cong hở, đường sức từ là những đường cong kín
D. D. đường sức điện luôn ngược chiều với đường sức từ.
Câu 15: Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song
Câu 16: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
A. thẳng.
B. song song.
C. thẳng song song.
D. thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 17: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
A. những đường thẳng song song cách đều nhau.
B. những đường cong, cách đều nhau.
C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
Câu 18: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;
B. Vuông góc với vectơ cảm ứng từ;
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ cảm ứng từ và dòng điện;
D. Song song với các đường sức từ.
Câu 19: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ.
B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.
D. điện trở dây dẫn.
Câu 20: Người ta thường có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây:
A. quy tắc bàn tay phải
B. quy tắc cái đinh ốc
C. quy tắc nắm tay phải
D. quy tắc bàn tay trái
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận