Câu hỏi: Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa electron:
A. Năng lượng của orbital chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính
B. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất
C. Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau
D. Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa
Câu 1: Orbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu nghĩa là:
A. Khoảng cách của electron này đến hạt nhân nguyên tử H luôn không đổi
B. Xác suất tìm thấy electron này giống nhau ở mọi hướng trong không gian
C. Electron 1s chỉ di chuyển bên trong khối cầu này
D. Electron 1s chỉ di chuyển trên bề mặt khối cầu này
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Chọn trường hợp đúng: Cho cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z, T như sau: X: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p64f56s2. Y: 1s22s22p63s23p63d104s24p3. Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1. T: 1s22s22p63s23p63d104s2.
A. X là kim loại chuyển tiếp f thuộc phân nhóm IIIB.
B. Y là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VB.
C. Z là kim loại kiềm thuộc phân nhóm IA.
D. T là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VIIIB.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Dựa trên quy tắc xây dựng bảng HTTH, dự đoán điện tích hạt nhân của nguyên tố kim loại kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8. Biết 87Fr là nguyên tố kim loại kiềm thuộc chu kỳ 7.
A. 119
B. 137
C. 105
D. 147
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Cho các nguyên tử A1 (Z = 1), A2 (Z = 7), A3 (Z = 22), A4 (Z = 35), A5 (Z = 13), A6 (Z = 30). Tiểu phân nào sau đây có cấu hình e không phải của khí trơ:
A. \(A_2^{3 - };A_3^{2 + }\)
B. \(A_3^{2 + };A_6^{2 + }\)
C. \(A_1^ - ;A_4^ -\)
D. \(A_4^ - ;A_5^{3 + }\)
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Chọn phát biểu sai: 1) Trong một phân nhóm phụ từ trên xuống bán kính nguyên tử tăng đều đặn. 2) Trong bảng HTTH, nguyên tử Flor có ái lực electron âm nhất. 3) Trong một chu kỳ các nguyên tố phân nhóm IA có năng lượng ion hóa I1 lớn nhất. 4) Trong bảng HTTH, phân nhóm IIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.
A. 1, 3
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 3, 4
D. 3, 4
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Nguyên tử Cs có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là 375.7 kJ/mol. Tính bước sóng dài nhất của bức xạ có thể ion hóa được nguyên tử Cs thành ion Cs+. Bức xạ này nằm trong vùng nào của quang phổ điện từ? (Cho h = 6.626 × 10-34 J.s và c = 3 ×108 ms-1)
A. 318.4 nm, hồng ngoại
B. 516.8 nm, ánh sáng thấy được
C. 318.4 nm, gần tử ngoại
D. 815.4 nm, hồng ngoại xa
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 8
- 9 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án
- 558
- 19
- 45
-
99 người đang thi
- 531
- 3
- 45
-
71 người đang thi
- 587
- 7
- 45
-
21 người đang thi
- 549
- 2
- 45
-
90 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận