Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 2

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 2

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 174 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 2. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 2: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Yêu cầu chung đối với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Theo quy định hiện hành của pháp luật

B. Theo quy định hiện hành của pháp luật về lĩnh vực này

C. Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin truyền thông

D. Theo hướng dẫn của Bộ ngành liên quan

Câu 3: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đăng ký (cập nhật) văn bản đi vào Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi được thực hiện theo hướng dẫn nào sau đây?

A. Theo quy định hiện hành của pháp luật về lĩnh vực này

B. Theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm quản lý văn bản của cơ quan, tổ chức cung cấp chương trình phần mềm đó

C. Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin truyền thông

D. Theo hướng dẫn của Bộ ngành liên quan 

Câu 4: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Văn bản đi được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi phải được in ra giấy để làm gì?

A. Để ký nhận bản lưu hồ sơ

B. Để đóng sổ lưu hồ sơ

C. Để ký nhận bản lưu hồ sơ và đóng sổ để quản lý

D. Để đóng sổ quản lý, theo dõi

Câu 5: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng được xác định ở phần nào sau đây?

A. Phần Nơi gửi của văn bản

B. Phần Kính gửi của văn bản

C. Phần Nơi nhận của văn bản

D. Phần Nơi nhận và phần kính gửi

Câu 6: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc nhân bản văn bản mật đi được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP

B. Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP

C. Tại Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP

D. Tại Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP

Câu 7: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đóng dấu lên chữ ký nào sau đây được thực hiện đúng?

A. Dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên phải

B. Dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái

C. Dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/4 chữ ký về phía bên trái

D. Dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/5 chữ ký về phía bên trái

Câu 8: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành

B. Của Bộ ngành liên quan

C. Của Bộ trưởng Bộ Công an

D. Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Câu 9: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Dấu giáp lai được đóng vào vị trí nào của văn bản?

A. Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy

B. Đóng vào khoảng giữa mép trái của văn bản

C. Đóng vào khoảng giữa phía trên của văn bản hoặc phụ lục văn bản

D. Đóng vào khoảng giữa phía trên mép trái của văn bản

Câu 10: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Dấu giáp lai được đóng tối đa bao nhiêu trang văn bản?

A. 05 trang văn bản

B. 10 trang văn bản

C. 15 trang văn bản

D. Đóng hết số trang văn bản

Câu 11: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đóng dấu chỉ các mức độ khẩn (“Hỏa tốc”, “Hỏa tốc hẹn giờ”, trên văn bản được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A.  Khoản 3, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV

B.  Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TTBNV

C. Khoản 4, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV

D. Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 07/2012/TT-BNV

Câu 12: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đóng dấu chỉ các mức độ , “Thượng khẩn” và “Khẩn”) trên văn bản được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Khoản 3, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV

B. Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TTBNV

C. Tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

D.  Khoản 5, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV

Câu 13: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đóng dấu chỉ các mức độ mật “Tuyệt mật”, “Tối mật” trên văn bản được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV

B. Tại Khoản 4 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

C. Tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11)

D. Tại Khoản 5 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

Câu 14: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Dấu “Tài liệu thu hồi” trên văn bản được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TTBNV 

B. Tại Khoản 4 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

C. Tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)

D. Khoản 1 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)

Câu 15: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Bì văn bản được làm bằng loại giấy nào sau đây?

A. Giấy dai, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được và có định lượng ít nhất từ 70gram/m2 trở lên

B. Giấy dai, bền không nhìn thấu qua được và có định lượng ít nhất từ 60gram/m2 trở lên

C. Giấy bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được và có định lượng ít nhất từ 50gram/m2 trở lên

D. Giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được và có định lượng ít nhất từ 80gram/m2 trở lên

Câu 16: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Bì văn bản mật được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Khoản 4 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

B. Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

C. Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV

D. Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11)

Câu 18: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Các dấu chữ ký hiệu độ mật trên bì văn bản mật được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A.  Khoản 1 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

B. Khoản 2 và Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

C. Khoản 5 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

D.  Khoản 6 Thông tư số 12/2002/TT-BCA 

Câu 21: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Khi giao bì văn bản cho nhân viên Bưu điện cần phải yêu cầu làm thủ tục gì sau đây?

A. Kiểm tra và ký nhận

B. Kiểm tra, ký nhận và đóng dấu vào sổ

C. Phải đóng dấu vào sổ

D. Thực hiện theo quy định

Câu 22: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc chuyển văn bản mật được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A.  Thông tư số 12/2002/TTBCA(A11)

B. Điều 10 và Điều 16 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP và Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA

C. Điều 12 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP

D. Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP

Câu 23: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Trong trường hợp phát hiện văn bản gửi đi bị thất lạc Văn thư phải báo cho ai giải quyết?

A. Phải kịp thời báo cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết

B. Phải kịp thời báo cho Bưu điện

C. Phải kịp thời báo cáo cho Chánh Văn phòng xem xét, giải quyết

D. Phải kịp thời báo cáo cho Thủ trưởng cơ quan giải quyết

Câu 24: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc theo dõi chuyển phát văn bản đi có đóng dấu “Tài liệu thu hồi” nào sau đây được thực hiện đúng?

A. Phải theo dõi, thu hồi đúng thời hạn; khi nhận lại, phải kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm văn bản không bị thiếu hoặc thất lạc

B. Phải theo dõi, thu hồi đúng thời hạn

C.  Phải thu hồi đúng thời hạn; khi nhận lại, phải kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm văn bản không bị thiếu

D. Phải theo dõi, thu hồi đúng thời hạn; khi nhận lại, phải kiểm tra để bảo đảm văn bản không bị thất lạc

Câu 25: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Đối với bì văn bản gửi đi nhưng vì lý do nào đó mà Bưu điện trả lại thì cần phải làm gì?

A. Phải chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đó; đồng thời, ghi chú vào Sổ gửi văn bản đi bưu điện để kiểm tra, xác minh khi cần thiết

B. Phải chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đó để kiểm tra, xác minh khi cần thiết

C. Phải chuyển ghi chú vào Sổ gửi văn bản đi bưu điện để kiểm tra, xác minh khi cần thiết

D. Phải lưu văn bản đó lại văn thư để kiểm tra, xác minh khi cần thiết

Câu 26: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Mỗi văn bản đi phải lưu mấy bản?

A. Ba bản: bản gốc lưu tại Văn thư, bản chính lưu người soạn thảo và trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc

B.  Hai bản: bản chính lưu tại Văn thư và bản gốc lưu trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc

C. Hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư và bản chính lưu trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc

D. Hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư và bản chính nộp vào lưu trữ cơ quan

Câu 27: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc sắp xếp Bản gốc lưu tại Văn thư nào sau đây được thực hiện đúng?

A. Phải được đóng dấu và sắp xếp theo ngày, tháng

B. Phải được đóng dấu và sắp xếp theo ngày, tháng năm

C. Phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự tên loại văn bản

D. Phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký

Câu 28: Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc lưu giữ, bảo quản và sử dụng bản lưu văn bản đi có đóng dấu chỉ các mức độ mật được thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Theo quy định hướng dẫn của Bộ Công an

B. Theo Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)

C. Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV 

D. Theo quy định hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ

Chủ đề: Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm