Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm

Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm

  • 30/11/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 306 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Giáo dục công dân 6 Tập 1. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

4.0 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

02/12/2021

Thời gian

20 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1:

Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?  

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.  

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.  

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.  

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 2:

Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?  

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.  

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.  

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.  

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 3:

Hằng ngày bố bạn T thường lấy nước sạch sinh hoạt gia đình để tưới rau, trong khi nhà T có một chiếc ao khá to. Sau khi học xong bài này, nếu là T em sẽ khuyên bố như thế nào ?  

A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước sạch để dùng cho sinh hoạt gia đình.  

B. Không nói gì cả, vì đó không phải là việc nười lớn.

C. Đồng tình với việc làm đó của bố.  

D. Lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 4:

Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tiết kiệm?

A. Tích tiểu thành đại.  

B. Học, học nữa, học mãi.  

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.  

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 6:

Tiết kiệm sẽ mang ý nghĩa nào đến với chúng ta?  

A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.  

B. Cuộc sống trở nên sung túc hơn.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Tự tin trong công việc.

Câu 7:

Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em nên làm gì sau đây?  

A. Chơi game.  

B. Lướt Facebook.

C. Đi chơi với bạn bè.  

D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 8:

Đối lập với tiết kiệm là 

A. xa hoa, lãng phí.  

B. cần cù, chăm chỉ.  

C. cẩu thả, hời hợt.  

D. trung thực, thẳng thắn.

Câu 9:

Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến lối sống nào sau đây?

A. Lãng phí, thừa thãi.  

B. Cần cù, siêng năng.  

C. Trung thực, thẳng thắn.  

D. Tiết kiệm.

Câu 10:

Câu nói nào nói nào sau đây nói đến sự keo kiệt, bủn xỉn ?  

A. Vung tay quá trán.  

B. Năng nhặt chặt bị  

C. Vắt cổ chày ra nước.  

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 11:

Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

A. của cải vật chất.

B. thời gian.

C. sức lực.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 12:

Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tiết kiệm?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Nhất tự vi sư bán tự vi sư.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 13:

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Người biết tiết kiệm thì sẽ có cuộc sống tốt đẹp.

B. Làm được bao nhiêu nên tiêu hết bấy nhiêu.

C. Dưới 18 tuổi thì chỉ cần hưởng thụ.

D. Tiết kiệm khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt.

Câu 14:

Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Sự quý trọng thành quả lao động.

B. Con người phóng khoáng.

C. Người biết tận hưởng cuộc sống.

D. Người chi tiêu keo kiệt.

Câu 16:

Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua hành động nào sau đây?

A. Tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

B. Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

C. Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 17:

Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.

C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

D. Không có động lực để chăm chỉ làm việc.

Câu 18:

Trong giờ học tiết kiệm, cô giáo hướng dẫn các bạn học sinh cần phải tiết kiệm nguồn nước, một bạn đã cho rằng không cần tiết kiệm nước vì nước biển rất nhiều, ¾ trái đất là nước biển. Vậy ý kiến trên là đúng hay sai?

A. Đúng, ¾ trái đất là nước biển nên chúng ta không cần phải tiết kiệm nước.

B. Sai, trong 75% nước biển chỉ có 1% nước ngọt, để lọc xử lý nước từ nước mặn sang nước ngọt rất tốn kém chi phí nên chúng ta cần phải tiết kiệm nước trong sinh hoạt.

Câu 19:

Hành vi nào sau đây biểu hiện trái với tiết kiệm?

A. Bạn H luôn dành một phần tiền ăn sáng để tích góp cho vào lợn đất.

B. Bạn P luôn đòi bố mẹ đổi điện thoại đời mới.

C. Chị M lấy nước rửa rau để tưới cây.

D. Q tích góp tiền để mua đồ dùng học tập.

Câu 20:

Để trở thành người tốt có ích cho xã hội, chúng ta cần phải làm gì sau đây?

A. Sống theo cảm xúc, sống theo ý thích của mình, không quan tâm đến mọi người xung quanh.

B. Sống tiết kiệm, trung thực, thật thà, giúp đỡ mọi người.

C. Sống ích kỷ, chỉ biết đến bản thân.

D. Sử dụng lãng phí nguồn nước sạch.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm
Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Học sinh