Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, Kiên trì

Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, Kiên trì

  • 30/11/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 299 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, Kiên trì. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Giáo dục công dân 6 Tập 1. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

02/12/2021

Thời gian

20 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1:

Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về lối sống siêng năng, kiên trì?

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.  

B. Tích tiểu thành đại.  

C. Chịu khó mới có mà ăn.  

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2:

Phương án nào sau đây là biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ?

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.  

B. Không học bài cũ.  

C. Bỏ học chơi game.  

D. Đua xe trái phép.

Câu 3:

Biểu hiện của kiên trì là

A. miệt mài làm việc.  

B. thường xuyên làm việc.  

C. quyết tâm làm đến cùng.  

D. tự giác làm việc.

Câu 4:

Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về đức tính nào sau đây?

A. Khiêm nhường.  

B. Tiết kiệm.  

C. Trung thực.  

D. Siêng năng.

Câu 6:

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta

A. thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.  

B. sống có ích.  

C. yêu đời hơn.  

D. tự tin trong công việc.

Câu 8:

Trái với siêng năng, kiên trì là

A. lười biếng, chóng chán.  

B. trung thực, thẳng thắn.  

C. cẩu thả, hời hợt.  

D. Cả A và C.

Câu 9:

Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì sau đây?  

A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.  

B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.  

C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.  

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

Câu 10:

Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn M lén lút mở sách chép tài liệu. Trong trường hợp này em sẽ hành động như thế nào?  

A. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.  

B. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.  

C. Mặc kệ vì không liên quan đến bản thân.  

D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 11:

Danh nhân nào sau đây là tấm gương của siêng năng kiên trì?

A. Hồ Chí Minh.

B. Nhà bác học Lê Qúy Đôn.

C. Tôn Thất Tùng.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 12:

Trong giờ kiểm tra Toán em thấy M có hành vi lén lút mở tài liệu để chép bài.Trong trường hợp này em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.

B. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 14:

Hành vi của ai dưới đây là biểu hiện của người siêng năng, kiên trì?

A. An thường xuyên trốn học để đi chơi.

B. Bình luôn làm bài tập, học bài trước khi đến lớp.

C. Tuấn không giúp mẹ làm việc nhà mà chỉ mải chơi.

D. Linh thường ,ượn vở bạn để chép bài.

Câu 15:

Câu ca dao tục ngữ nào sau thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Thương người như thể thương thân.

C. Mưu cao chẳng bằng chí đầy.

D. Một lần bất tín vạn lần bất tin.

Câu 16:

Hành vi nào sau đây trái với tính siêng năng, kiên trì?

A. Thấy bài toán khó, K lên mạng tìm lời giải.

B. Bạn A tập thể dục mỗi sáng với mục tiêu giảm cân.

C. Bạn B đi chợ phụ ba mẹ bán hàng mỗi khi tan học.

D. Bạn H dành thời gian học bài mỗi tối.

Câu 19:

Phương án nào sau đây là ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì và tiết kiệm?

A. Được mọi người tôn sùng.

B. Xây dựng được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

C. Luôn phải chịu thiệt thòi.

D. Thành công mọi nơi mọi lúc.

Câu 20:

Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Thua keo này bày keo khác.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

D. Kiến tha lâu đầy tổ.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, Kiên trì
Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Học sinh