Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 6

Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 6

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 440 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phần 6. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

28 Lần thi

Câu 2: Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận tiện...

B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi khác

D. Làng Nam Bộ có tính mở

Câu 4: Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

A. Thái độ khinh rẻ nghề buôn

B. Việc coi trọng chế độ khoa cử

C. Quan niệm “Nhất sĩ nhì nông”

D. Quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”

Câu 5: Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống theo mô hình nhà-làng-nước được hình thành vào giai đoạn nào?

A. Văn hóa tiền sử

B. Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc

C. Văn hóa thời Bắc thuộc

D. Văn hóa Đại Việt

Câu 7: Vào thời Hậu Lê, đối tượng nào sau đây không được đi học, đi thi?

A. Con nhà xướng ca

B. Con nhà nghèo

C. Con nhà buôn bán

D. Con nhà tá điền

Câu 9: Hình thức lãnh đạo tập thể (vua anh-vua em, vua cha-vua con, vua-chúa…) thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam?

A. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ

B. Ý thức quốc gia

C. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp

D. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn

Câu 10: Việc tuyển chọn người tài vào bộ máy quan lại bằng hình thức thi cử thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam?

A. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ

B. Ý thức quốc gia

C. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp

D. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn

Câu 11: Việt Nam là một quốc gia chậm phát triển vì: 

A. Nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển

B. Chính sách „„bế quan tỏa cảng‟‟ đã kìm hãm sức vươn lên của xã hội

C. Khả năng bảo tồn mạnh, tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của xã hội

D. Đô thị bị lệ thuộc vào nông thôn, không phát huy được sức mạnh

Câu 12: Xét về chức năng, đô thị truyền thống của Việt Nam có đặc điểm nào nổi bật ?

A. Do nhà nước sản sinh ra

B. Do nhà nước sản sinh ra

C. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính

D. Hình thành một cách tự phát

Câu 13: Các đô thị cổ của Việt Nam đa số được hình thành theo hướng:

A. Bộ phận làm kinh tế xuất hiện trước

B. Bộ phận quản lý hành chính có trước

C. Bộ phận kinh tế-hành chính xuất hiện đồng thời

D. Nông thôn phát triển thành đô thị

Câu 15: Bàn về đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống, nhận định nào sau đây là không đúng ?

A. Đô thị do nhà nước sinh ra, chủ yếu thực hiện chức năng hành chánh

B. Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét

C. Đô thị hình thành một cách tự phát

D. Đô thị luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa

Câu 16: Lối tổ chức buôn bán quần tụ theo kiểu phố phường làm thương nghiệp Việt Nam có gì khác biệt so với thương nghiệp phương Tây?

A. Thương nhân cố gắng chiếm giữ lòng tin của khách hàng

B. Thương nhân cố gắng chiếm giữ lòng tin của khách hàng

C. Thương nhân liên kết với khách hàng và tính toán để chèn ép nhau

D. Tính cạnh tranh cao

Câu 18:  Các ngành công nghiệp khai thác mỏ, chế biến nông lâm sản… xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ nào?

A. Thời kỳ Bắc thuộc

B. Thời kỳ tự chủ

C. Thời kỳ Pháp thuộc

D. Thời kỳ hiện đại

Câu 19: Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ chức nông thôn của người Việt?

A. Tính tôn ti trật tự

B. Tính gia trưởng

C. Thói bè phái

D. Thói dựa dẫm, ỷ lại

Câu 20: Chế độ thị tộc phụ quyền xuất hiện trong xã hội Việt Nam vào thời kỳ văn hóa nào?

A. Văn hóa thời kỳ tiền sử

B. Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

C. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc

D. Văn hóa Đại Việt

Câu 21: Theo điều „„Tam bất khả xuất‟‟ trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông không được phép bỏ vợ?

A. Người vợ không có con

B. Người vợ đã để tang cha mẹ chồng

C. Người vợ cãi cha mẹ chồng

D. Người vợ hay ghen tuông

Câu 22: Theo điều "Thất xuất" trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông được phép bỏ vợ?

A. Người vợ không cưới nàng hầu cho chồng

B. Người vợ không nuôi con riêng của chồng

C. Người vợ không còn nơi nương tựa

D. Người vợ hay ghen tuông

Câu 24: Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng ở nước ta vào thời kỳ nào? 

A. Thời nhà Đinh

B. Thời nhà Lý

C. Thời nhà Hồ

D. Thời nhà Nguyễn

Câu 26: Hệ thống chùa Tứ Pháp vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, gồm:

A. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Gió – Thần Sấm

B. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Chớp

C. Bà Trời – Bà Đất – Bà Nước – Bà Chúa Xứ

D. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Sét

Câu 27: Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt, thờ bốn vị:

A. Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa

B. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện

C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh

D. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa

Câu 28: Trong tục thờ Tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt ?

A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên

B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm

C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất

D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần

Câu 29:  Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một thứ tôn giáo) là :

A. Tín ngưỡng phồn thực

B. Tín ngưỡng thờ Mẫu

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

D. Tục thờ Tứ bất tử 

Câu 30: Chế độ mẫu hệ đã làm “nguyên lý Mẹ” ăn sâu trong tâm tí và tính cách của người Việt, thể hiện độc đáo trong đời sống tâm linh qua:

A. Tín ngưỡng phồn thực

B. Tín ngưỡng thờ Mẫu

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

D. Tục thờ Tứ bất tử

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 28 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên