Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết (P1). Tài liệu bao gồm 35 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm tổng hợp Sinh Học 10. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Trong phân tử nước, một nguyên tử oxi được liên kết với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết:
A. A. Liên kết hidro.
B. B. Liên kết cộng hóa trị.
C. C. Liên kết photphodieste.
D. D. Liên kết peptit.
Câu 3: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có chứa ADN:
A. A. Riboxom
B. B. Bộ máy gongi
C. C. Ti thể.
D. D. Lưới nội chất hạt.
Câu 4: Khi nói về vận chuyển các chất qua màng, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. A. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi chất tan có nồng độ cao đến nơi chất tan có nồng độ thấp.
B. B. Vận chuyển thụ động tuân theo nguyên lí khuếch tán và sử dụng năng lượng ATP.
C. C. Trong vận chuyển thụ động, các chất phân cực có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp photpholipit của màng sinh chất.
D. D. Xuất bào và nhập bào là sự vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.
Câu 5: Sinh vật nào sau đây là sinh vật nhân sơ?
A. A. Nấm.
B. B. Vi khuẩn.
C. C. Thực vật
D. D. Động vật.
Câu 6: Bào quan nào sau đây chỉ có mặt ở tế bào thực vật, không có mặt ở tế bào động vật?
A. A. Ti thể.
B. B. Lưới nội chất
C. C. Riboxom
D. D. Lục lạp.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về lục lạp?
A. A. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây
B. B. Có chứa nhiều trong các tế bào động vật
C. C. Là loại bào quan nhỏ bé nhất
D. D. Có thể không có trong tế bào của cây xanh
Câu 8: Bộ phận của tế bào thực vật có thành phần chính là xenlulôzơ là
A. A. thành tế bào
B. B. màng sinh chất
C. C. màng nhân.
D. D. lục lạp.
Câu 9: Ở cá xương mang có diễn tích trao đổi khí lớn vì:
(1) Mang có nhiều cung mang
(2) Mỗi cung mang có nhiều phiến mang
(3) Mang có khả năng mở rộng
(4) Mang có diềm nắp mang
Phương án trả lời đúng là:
A. A. 2 và 3
B. B. 1 và 4
C. C. 2 và 4
D. D. 1 và 2
Câu 10: Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim, thì điều nào sau đây đúng?
A. A. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính enzim
B. B. Hoạt tính enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
C. C. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính enzim
D. D. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
Câu 11: Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây?
A. A. khuếch tán trực tiếp.
B. B. chủ động.
C. C. khuếch tán qua kênh prôtêin.
D. D. nhập bào.
Câu 12: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì?
A. A. Tan trong nước.
B. B. Co nguyên sinh
C. C. Phản co nguyên sinh
D. D. Trương nước
Câu 13: Câu có nội dung đúng sau đây là:
A. A. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động
B. B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
C. C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu
D. D. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng
Câu 14: Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Nước là môi trường gì?
A. A. Đồng trương
B. B. Ưu trương
C. C. Nhược trương
D. D. Đẳng trương
Câu 15: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là
A. A. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp
B. B. Được bao bọc bởi lớp màng kép
C. C. Có chứa sắc tố quang hợp
D. D. Có chứa nhiều phân tử ATP
Câu 16: Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
A. A. Liên kết hiđrô
B. B. Liên kết hoá trị
C. C. Liên kết peptit
D. D. Liên kết glicôzit
Câu 17: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước lần lượt là?
A. A. (1) → (3) → (2)
B. B. (2) → (1) → (3)
C. C. (2) → (3) → (1)
D. D. (1) → (2) → (3)
Câu 18: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
A. A. saccrôzơ ưu trương
B. B. saccrôzơ nhược trương.
C. C. urê ưu trương.
D. D. urê nhược trương.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các cấp tổ chức sống?
A. A. Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: Cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái
B. B. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên
C. C. Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
D. D. Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
Câu 20: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là
A. A. 5→3→2→4→1.
B. B. 5→3→2→1→4.
C. C. 5→2→3→1→4.
D. D. 5→2→3→4→1.
Câu 21: Đặc điểm cấu tạo có ở giới thực vật mà không có ở giới nấm là:
A. A. Tế bào có thành xenlulozơ và chứa nhiều lục lạp.
B. B. Cơ thể đa bào.
C. C. Tế bào có nhân chuẩn.
D. D. Tế bào có thành phần chất kitin.
Câu 22: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất?
A. A. Một lớp photphorit và các phân tử protein.
B. B. Hai lớp photphorit và các phân tử protein.
C. Một lớp photphorit và không có protein.
D. Hai lớp photphorit và không có protein.
Câu 23: Hợp chất nào sau đây không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện?
A. A. Kháng sinh.
B. B. Cồn.
C. C. Iốt.
D. D. Các hợp chất kim loại.
Câu 24: Axit nucleit được tìm thấy ở những bào quan nào sau đây?
(1) Nhân tế bào. (2) Ti thể. (3) Lục lạp.
(4) Riboxom. (5) Trung thể.
A. A. 2.
B. B. 3.
C. C. 4.
D. D. 5.
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
A. A. Vật chất di truyền chủ yếu trong nhân là ARN.
B. B. Không có hệ thống nội màng.
C. C. Bên ngoài thành tế bào thường được bao bọc bởi một lớp vỏ nhầy.
D. D. Chứa riboxom.
Câu 26: Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây?
A. A. Pha tiềm phát.
B. B. Pha lũy thừa.
C. C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Câu 28: Khi enzim xúc tác phản ứng, thì enzim sẽ liên kết với cơ chất ở vị trí nào của enzim?
A. A. Ở vùng ngoài trung tâm hoạt động.
B. B. Ở vùng ngoài trung tâm protein.
C. C. Trung tâm hoạt động của Coenzim.
D. D. Trung tâm hoạt động của enzim.
Câu 29: Khi nói đến hoạt động của vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong dạ dày của người.
II. Tia tử ngoại gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
III. Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong hệ tiêu hoá nữa ấm.
IV. Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người thuộc ưa axit.
A. A. 1.
B. B. 2.
C. C. 3.
D. D. 4.
Câu 31: Khi nói đến chu trình nhân lên của virut, chu trình sinh tan là gì?
A. A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ.
B. B. Virut cài xenn ADN vào tế bào chủ.
C. C. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ.
D. D. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ.
Câu 33: Khi nói về virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gồm 2 thành phần chính là protein và acid nucleic.
II. Lõi acid nucleic là ARN và ADN.
III. Lõi acid nucleic là ARN và ADN mạch đơn hoặc mạch kép.
IV. Một số loại virut còn có vỏ bọc ngoài còn gọi là virut ngoài.
A. A. 1.
B. B. 2.
C. C. 3.
D. D. 4.
Câu 34: Trong thời gian phân chia 150 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân chia tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. A. 50 phút.
B. B. 15 phút.
C. C. 5 phút.
D. D. 30 phút.
Câu 35: Khi nói đến quá trình hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có sự tham gia ôxi phân tử.
II. Chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử.
III. Vị trí chuỗi chuyền êlectron là ở màng sinh chất.
IV. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
A. A. 1.
B. B. 2.
C. C. 3.
D. D. 4.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận