
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 21
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 161 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 21. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
05/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách
A. Hấp thụ thụ động.
B. Thẩm thấu.
C. Hấp thụ chủ động.
D. Khuếch tán.
Câu 2: Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
A. Chim đại bàng.
B. Sán lá gan.
C. Thằn lằn.
D. Cá hồi.
Câu 3: Trong quá trình dịch mã, anticôđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5'AUG3'?
A. 3'UAX5'.
B. 3'AUG5'.
C. 5'UAX3'.
D. 5'AUG3'.
Câu 4: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế
A. Chuyển đoạn không tương hỗ
B. Phân li độc lập của các NST.
C. Trao đổi chéo.
D. Đảo đoạn.
Câu 5: Ở một loài thực vật, quá trình phân bào ở cơ thể đực bị rối loạn, tạo ra loại giao tử đột biến chứa n - 2 nhiễm sắc thể. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra:
A. Thể không.
B. Thể một.
C. Thể một kép.
D. Thể không hoặc thể một kép.
Câu 6: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
A. có chất cảm ứng.
B. không có chất cảm ứng.
C. không có chất ức chế.
D. có hoặc không có chất cảm ứng.
Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào?
A. Cambri.
B. Cacbon.
C. Đêvôn.
D. Pecmi.
Câu 8: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AAbb.
B. AaBb.
C. AABb.
D. aaBB.
Câu 9: Quan hệ sinh thái giữa cây nắp ấm và ruồi thuộc mối quan hệ
A. sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. kí sinh.
C. hợp tác.
D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 10: Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XO và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX?
A. Châu chấu.
B. Ruồi giấm.
C. Hổ.
D. Cừu.
Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
B. Sự biến đổi về kiểu hình do tác động của điều kiện môi trường được gọi là thường biến.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
D. Các cá thể có kiểu gen giống nhau sống ở các môi trường khác nhau vẫn luôn có kiểu hình giống nhau.
Câu 12: Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp?
A. Cá mập.
B. Chim sẻ.
C. Hổ.
D. Sò.
Câu 13: Ứng dụng di truThành tựu nào sau đây không phải do công nghệ gen?
A. Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.
B. Tạo giống bông có chứa gen kháng sâu đục thân.
C. Tạo chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin.
D. Chuột nhắt mang gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
Câu 14: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 16: Ở cừu, AA quy định có sừng, aa quy định không sừng, Aa quy định có sừng ở đực, không sừng ở cái. Kiểu hình nào sau đây có 2 loại kiểu gen?
A. Cừu cái có sừng.
B. Cừu đực không sừng.
C. Cừu đực có sừng.
D. Cừu cái không sừng thuần chủng.
Câu 17: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể?
A. Đột biến.
B. Phiêu bạt di truyền.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di-nhập gen.
Câu 18: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật mà không có trong quần thể sinh vật?
A. Phân bố đều.
B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 19: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:
Thế hệ | Cấu trúc di truyền |
P | 0,50AA - 0,30Aa - 0,20aa = 1. |
F1 | 0,45AA - 0,25Aa - 0,30aa = 1. |
F2 | 0,40AA - 0,20Aa - 0,40aa = 1. |
F3 | 0,30AA – 0,l5Aa - 0,55aa = 1. |
F4 | 0,15AA - 0.l0Aa - 0,75aa = 1. |
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 20: Trong phép lai một tính trạng do 1 gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu
A. nằm trên nhiễm sắc thể Y.
B. nằm trên nhiễm sắc thể X.
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp).
Câu 22: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biếu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?
A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích.
D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 23: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ thể hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
D. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
Câu 24: Một quần thể ngẫu phối tại thế hệ xuất phát ban đầu có tần số kiểu gen là 0,3AA : 0,7aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen của quần thể là:
A. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,3aa.
B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
C. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa.
D. 0,3 A A : 0,21 Aa : 0,49aa.
Câu 26: Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Phân giải kị khí tạo ra ít ATP hơn so với phân giải hiếu khí.
B. Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở....
C. Hô hấp sáng không tạo ATP, gây lãng phí nguyên liệu quang hợp nhưng tạo được nhiều axit amin.
D. Phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron. Trong đó chuỗi chuyền electron tạo nhiều ATP nhất.
Câu 28: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.
Câu 29: Khi một gen quy định một tính trạng, các alen trội đều trội hoàn toàn so với alen lặn, các cặp gen phân li độc lập, thì phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1
A. AaBb × aaBb.
B. AaBb × aabb.
C. Aabb × aaBb.
D. AaBb × AaBb.
Câu 30: Cho biết không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây chỉ cho một loại kiểu gen ở đời con?
A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{aB}}{{aB}}\)
B. \(\frac{{ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{aB}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{AB}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{AB}}\)
Câu 32: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây là kết quả tương tác gen bổ trợ?
A. 9: 6: 1.
B. 12: 3: 1.
C. 13: 3.
D. 15: 1.
Câu 34: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGAATG-XTX5’. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser – Ala – Tyr – Glu.
B. Nếu cặp A –T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G – X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.
C. Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G – X vị trí 15 thành cặp X – G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.
D. Nếu đột biến thêm cặp G – X vào sau cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 Glu được thay thế bằng axit amin Arg.
Câu 35: Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
B. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình thân thấp, quả ngọt.
C. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 2/27 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
D. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
55 người đang thi
- 805
- 40
- 40
-
96 người đang thi
- 650
- 22
- 40
-
11 người đang thi
- 565
- 5
- 40
-
66 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận