Câu hỏi:
Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
B. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình thân thấp, quả ngọt.
C. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 2/27 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
D. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Câu 1: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 4 là
A. cáo.
B. sâu.
C. thỏ.
D. hổ.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Một quần thể ngẫu phối tại thế hệ xuất phát ban đầu có tần số kiểu gen là 0,3AA : 0,7aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen của quần thể là:
A. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,3aa.
B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
C. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa.
D. 0,3 A A : 0,21 Aa : 0,49aa.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Trong quá trình dịch mã, anticôđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5'AUG3'?
A. 3'UAX5'.
B. 3'AUG5'.
C. 5'UAX3'.
D. 5'AUG3'.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Cho biết không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây chỉ cho một loại kiểu gen ở đời con?
A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{aB}}{{aB}}\)
B. \(\frac{{ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{aB}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{AB}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{AB}}\)
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Phân giải kị khí tạo ra ít ATP hơn so với phân giải hiếu khí.
B. Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở....
C. Hô hấp sáng không tạo ATP, gây lãng phí nguyên liệu quang hợp nhưng tạo được nhiều axit amin.
D. Phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron. Trong đó chuỗi chuyền electron tạo nhiều ATP nhất.
05/11/2021 1 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 21
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
19 người đang thi
- 819
- 40
- 40
-
43 người đang thi
- 653
- 22
- 40
-
83 người đang thi
- 573
- 5
- 40
-
83 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận