Câu hỏi:

Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biếu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?

188 Lượt xem
05/11/2021
3.3 10 Đánh giá

A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.

B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích.

D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.

B. Sự biến đổi về kiểu hình do tác động của điều kiện môi trường được gọi là thường biến.

C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. Các cá thể có kiểu gen giống nhau sống ở các môi trường khác nhau vẫn luôn có kiểu hình giống nhau.

Xem đáp án

05/11/2021 2 Lượt xem

Câu 2:

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGAATG-XTX5’. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser – Ala – Tyr – Glu.

B. Nếu cặp A –T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G – X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.

C. Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G – X vị trí 15 thành cặp X – G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.

D. Nếu đột biến thêm cặp G – X vào sau cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 Glu được thay thế bằng axit amin Arg.

Xem đáp án

05/11/2021 4 Lượt xem

Câu 4:

Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?

A. Chim đại bàng.

B. Sán lá gan.

C. Thằn lằn.

D. Cá hồi.

Xem đáp án

05/11/2021 2 Lượt xem

Câu 6:

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ thể hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.

B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.

C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.

D. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.

Xem đáp án

05/11/2021 1 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 21
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh