Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 14

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 90 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 14. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Phát biều đúng về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN:

A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con

B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn

C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con

D.  Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử ADN con

Câu 4: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế:

A. tự nhân đôi của ADN

B. phiên mã của ADN.

C. dịch mã trên phân tử mARN.

D. phiên mã và dịch mã

Câu 6: Sự phiên mã diễn ra trên:

A. mạch mã gốc có chiều 3’-> 5’của gen

B. trên cả 2 mạch của gen

C. mạch bổ sung có chiều 5’->3’của gen

D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen

Câu 7: Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau:

A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3

B. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’

C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5'

D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’

Câu 8: Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào:

A. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó

B. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu

C. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa

D. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?

A. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN

B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể

C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân

D. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn

Câu 10: Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?

A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 3’ đến 5’

B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn

C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng

D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch

Câu 11: Trong quá trình phiên mã của một gen:

A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã

B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào

C. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã

D. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào

Câu 12: Phiên mã kết thúc khi enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp:

A.  bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’

B.  bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’

C.  tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’

D. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’

Câu 13: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:

A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần

B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN

C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza

D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung

Câu 14: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

A. Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit

B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin

C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu

D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit

Câu 15: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế:

A. tự nhân đôi của ADN

B. phiên mã của ADN

C. dịch mã trên phân tử mARN

D. phiên mã và dịch mã

Câu 16: Trong quá trình dịch mã, đầu tiên tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết mARN ở vị trí:

A. đặc hiệu gần côđon mở đầu

B. côđon mở đầu AUG

C. sau côđon mở đầu

D. côđon kết thúc. 

Câu 17: Ribôxôm dịch chuyển trên mARN:

A. liên tục qua các nuclêôtit trên mARN

B. từng bước tương ứng từng bộ 3 nuclêôtit trên mARN

C. liên tục hoặc theo từng bộ ba nuclêôtit tùy loại mARN

D. theo từng bước, mỗi bước tương ứng 2 bộ 3 nuclêôtit liên tiếp trên mARN

Câu 18: Quá trình dịch mã sẽ dừng lại khi ribôxôm:

A. tiếp xúc với côdon mở đầu

B.  tiếp xúc với côdon kết thúc

C. tiếp xúc với vùng kết thúc nằm sau cođon kết thúc

D. trượt qua hết phân tử mARN

Câu 19: Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì?

A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin

B. Giúp quá trình dịch mã diễn ra liên tục

C. Giúp mARN không bị phân hủy

D. Giúp dịch mã được chính xác

Câu 20: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế:

A. tự nhân đôi của ADN

B. phiên mã của ADN

C. dịch mã trên phân tử mARN

D. phiên mã và dịch mã

Câu 21: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ, tARN mang aa mở đầu là foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã

B. Khi dịch mã ngừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã

C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã

D. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit

Câu 22: Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là:

A. Trình tự các ribônuclêôtit > trình tự các nuclêôtit -> trình tự các axit amin

B. Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung -> trình tự các ribônuclêôtit -> trình tự các axit amin

C. Trình tự các cặp nuclêôtit -> trình tự các ribônuclêôtit -> trình tự các axit amin

D. Trình tự các bộ ba mã gốc -> trình tự các bộ ba mã sao  trình tự các axit amin

Câu 23: Xác định vị trí xảy ra các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của tế bào nhân thực, kết luận nào sau đây là sai? 

A.  Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào

B. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào

C. Quá trình tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất

D. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.

Câu 24: Khái niệm nào sau đây sai ADN sang ARN?

A. Sự truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN (sự tổng hợp ARN) gọi là phiên mã

B.  Mã di truyền trong mARN được chuyển thành trình tự axit amin trong prôtêin (tổng hợp prôtêin) gọi là dịch mã

C. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay không

D. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực được hiểu là gen có được phiên mã hay không. 

Câu 25: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:

A. Gen điều hoà (R) -> vùng vận hành (O) -> các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A

B. Vùng khởi động (P) -> vùng vận hành (O) -> các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A

C. Vùng vận hành (O) -> vùng khởi động (P) -> các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A

D. Gen điều hoà (R) -> vùng khởi động (P) -> vùng vận hành (O) -> các gen cấu trúc

Câu 26: Vị trí tương tác với chất ức chế của Ôperon là:

A. vùng khởi động

B. vùng vận hành.

C. côdon mở đầu

D. côdon kết thúc

Câu 27: Ở Ôperon Lac, quá trình phiên mã chỉ có thể xảy ra khi tế bào vi khuẩn có:

A. chất cảm ứng lăctôzơ

B. enzim ARN polymeraza

C. sản phẩm của gen cấu trúc

D.  sản phẩm của gen điều hòa

Câu 28: Khi tế bào vi khuẩn có đường lăctôzơ quá trình phiên mã trên operon Lac diễn ra vì một số phân tử lăctôzơ liên kết với:

A. enzim ARN pôlimeraza, giúp enzim này liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã

B. prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị phân hủy nên không có prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành

C. prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị biến đổi cấu hình không gian nên nó không thể liên kết với vùng vận hành

D. enzim ARN pôlimeraza đẩy các prôtêin ức chế ra khỏi vùng vận hành để tiến hành phiên mã

Câu 29: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là:

A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã 

B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động

C. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin

D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành

Câu 30: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì:

A. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động

B. tất cả các gen trong tế bào đều đồng loạt hoạt động

C. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động

D. tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động nhưng xen kẻ nhau

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên