Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 15

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 15

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 218 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 15. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 2: Liều lượng propanolol xử dụng để điều trị phòng chảy máu tái phát các tĩnh mạch giãn là:

A. Ba viên/ngày

B. Bốn viên/ngày

C. Liều tuỳ thuộc từng người sao cho mạch giảm còn ¾ so với ban đầu

D. Liều tuỳ thuộc từng người sao cho mạch giảm còn ¾  so với ban đầu và không dưới 55 l/ph

Câu 4: Biểu hiện thần kinh nổi bật của hội chứng cai rượu khi phân biệt với hôn mê gan giai đoạn đầu là:

A. Run tay

B. Ảo giác thính giác, thị giác, mê sảng

C. Rối loạn định hướng

D. Kích thích

Câu 5: Có thể điều trị hội chứng cai tại nhà ở giai đoạn nào:

A. Giai đoạn 1 và 2

B. Giai đoạn 3

C. Giai đoạn 4

D. Giai đoạn có hoang tưởng

Câu 6: Điều trị hội chứng cai tại nhà bao gồm các phương tiện sau, ngoại trừ:

A. Thuốc Diazepam

B. Vitamin B1 uống

C. Năng lượng, nước

D. Butyrophenone

Câu 7: Ở bệnh nhân xơ gan, những nguyên nhân gây hội chứng não gan là:

A. Táo bón

B. Chế độ ăn nhiều protide

C. Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn

D. Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 8: Bệnh não gan do các nguyên nhân nào sau đây thì có tiên lượng hồi phục thấp nhất:

A. Bệnh não - của chủ mạn

B. Bệnh não của suy gan cấp

C. Bệnh não do xơ gan

D. Bệnh não do chảy máu tiêu hoá cấp ở người xơ gan

Câu 9: Dấu hiệu nào sau đây là biểu hiện sớm nhất của hôn mê gan:

A. Thay đổi sóng điện não

B. Babinski và dấu tương đương, tăng phản xạ gân xương

C. Rối loạn định hướng và chữ viết

D. Buồn nôn

Câu 10: Bệnh não - cửa chủ mạn thường xãy ra do các yếu tố sau:

A. Dùng lợi tiểu kéo dài.

B. Do dùng thuốc an thần Benzodiazepin.

C. Do nhiễm trùng nặng.

D. Do phẫu thuật tạo shunt của - chủ.

Câu 11: Biện pháp phòng ngừa hôn mê gan khi chọc tháo báng là:

A. Tháo dịch cho chảy chậm và liên tục suốt ngày

B. Tháo từ 3-5 lít, nhanh để tránh nhiễm trùng

C. Tháo từ 3-5 lít, tốc độ vừa và phải truyền đạm trả lại

D. Tháo báng kèm lợi tiểu tác dụng nhanh

Câu 12: Điều trị hôn mê gan, ngoài thụt tháo phân chúng ta còn dùng biện pháp nào sau đây:

A. Dùng kháng sinh diệt khuẩn ruột

B. Dùng lactulose hay lactitol để rửa ruột

C. Hạn chế protein còn 20 g/ngày

D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 13: Kháng sinh dùng diệt khuẩn ruột trong điều trị hôn mê gan thường dùng là:

A. Neomycin

B. Metronidazole

C. Tetracycline

D. Một trong các loại kể trên

Câu 14: Khi dùng Lactulose để rửa ruột, bệnh nhân đại tiện mấy lần trong 1 ngày là đủ:

A. Trên 5 lần/ngày

B. 2-3 lần/ngày

C. Càng nhiều càng tốt, lượng tiểu 1 lít/ngày là đủ

D. Trên 5 lần/ngày và hematocrite dưới 30% là đủ

Câu 16: Những yếu tố nguy cơ gây hôn mê gan có thể xảy ra ở người xơ gan, ngoại trừ:

A. Xơ gan có biến chứng chảy máu tiêu hoá cấp, nặng

B. Xơ gan mất bù, dùng lợi tiểu quai và trọng lượng cơ thể giảm > 2kg/ngày

C. Xơ gan mất bù đang bị tiêu chảy và có dấu hiệu mất nước

D. Xơ gan mất bù có tiểu cầu < 40 ngàn/mm3

Câu 18: Dùng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân xơ gan không đúng cách có thể dẫn đến hôn mê gan là do:

A. Thiếu lưu lượng đến thận

B. Tăng Natri máu

C. Thuốc độc cho thận

D. Hạ kali máu

Câu 19: Trong bệnh xơ gan có sự phát triển quá mức vi khuẩn ruột, điều này sẽ gây nên:

A. Có nhiều chất độc như NH3

B. Tăng độc tố vi khuẩn trong máu

C. Tăng serotonin

D. Thiếu vitamin tan trong dầu

Câu 21: Dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể gây hội chứng não gan ở bệnh nhân xơ gan, chủ yếu là do:

A. Độc cho tế bào gan

B. Độc cho thận

C. Thuốc không được chuyển hoá qua gan

D. Thiếu oxy não làm tăng nhạy cảm với amoniac

Câu 22: Những yếu tố góp phần gây hội chứng não gan, ngoại trừ:

A. Toan chuyển hoá

B. Kiềm chuyển hoá

C. Hạ kali máu

D. Thiếu oxy não

Câu 24: Tét nối kết số được thực hiện ở giai đoạn nào của hôn mê gan:

A. Giai đoạn tiền hôn mê

B. Giai đoạn 1

C. Giai đoạn 2

D. Giai đoạn 3

Câu 25: Thay đổi sóng điện não xảy ra ở giai đoạn nào của hôn mê gan:

A. Giai đoạn tiền hôn mê gan

B. Từ giai đoạn 2 trở đi

C. Chỉ xảy ra ở giai đoạn 3

D. Chỉ xảy ra ở giai đoạn 4

Câu 26: Các phương tiện điều trị hỗ trợ trong hôn mê gan là:

A. Bù kẽm

B. Bù Manganse

C. Bù sắt

D. Bù acide folic

Câu 27: Bệnh não gan do nguyên nhân nào sau đây có tiên lượng hồi phục tốt:

A. Viêm gan cấp do thuốc

B. Viêm gan siêu vi cấp nặng

C. Viêm gan cấp nặng do rượu

D. Ăn quá nhiều đạm ở người xơ gan

Câu 28: Hôn mê gan xảy ra trong tình huống nào sau đây thì có tiên lượng tốt nhất:

A. Dấu suy gan nặng hơn dấu tăng áp cửa

B. Dấu suy gan ít, tuần hoàn bàng hệ nhiều

C. Hôn mê gan xảy ra ở bệnh nhân già có bệnh mạch máu não

D. Xơ gan có giảm albumin máu < 30 g/L

Câu 29: Một bệnh nhân xơ gan mất bù: cổ trướng lớn, da vàng đậm, vào viện vì nôn máu tươi, được chẩn đoán chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn. Cần làm gì để đề phòng hôn mê gan có thể xảy ra:

A. Dùng thuốc lợi tiểu loại tác dụng nhanh để giảm cổ trướng

B. Truyền dịch đẳng trương và truyền đường glucose 10%

C. Nhanh chóng điều trị cầm chảy máu và tháo máu đọng trong ruột ra ngoài

D. Truyền đạm ít muối

Câu 30: Trong điều trị hôn mê gan, tháo phân có mục đích:

A. Tăng hấp thu vitamin K ở ruột

B. Tháo bớt nước ở đại tràng để giảm phù niêm mạc ruột

C. Ngăn ngừa chảy máu từ các búi trĩ

D. Tháo nitơ trong phân ra khỏi cơ thể để giảm NH3 máu

Câu 31: Trong chế độ ăn của người hôn mê gan, dùng protide thực vật tốt hơn protide động vật là vì:

A. Protide thực vật có nhiều acide amin nhân thơm hơn

B. Protide thực vật làm giảm pH của đại tràng nên làm giảm hấp thụ amoniac hơn

C. Protide thực vật ít muối hơn

D. Protide thực vật giàu kali hơn

Câu 32: Dấu rung vỗ cánh, ngoài hôn mê gan có thể gặp trong trường hợp nào sau đây:

A. Trúng độc phospho hữu cơ

B. Hôn mê tăng urê máu

C. Tăng Kali máu

D. Hôn mê tăng thẩm thấu

Câu 35: Bệnh não gan do nguyên nhân nào sau đây thì có tiên lượng xấu nhất:

A. Trúng độc paracetamol cấp

B. Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn ở người xơ gan

C. Ăn quá nhiều đạm

D. Nhiễm trùng cấp ở người xơ gan

Câu 37: Bệnh não gan ít xảy ra trong trường hợp:

A. Viêm gan cấp nặng do rượu

B. Viêm gan cấp nặng do dùng thuốc kháng lao

C. Bệnh Banti mà chức năng gan còn tốt

D. Xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu tĩnh mạch thực quản giãn

Câu 38: Bệnh não gan dễ xảy ra, dễ tái phát và cũng dễ hồi phục trong trường hợp nào sau đây:

A. Xơ gan mất bù nhưng chưa lần nào chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn

B. Xơ gan mất bù nguyên nhân do rượu

C. Bệnh tăng áp tĩnh mạch cửa ngoài gan hoặc có nối tắt của chủ bên trong gan nhưng chức năng gan còn tương đối tốt

D. Xơ gan mất bù do rối loạn chuyển hoá đồng di truyền

Câu 39: Ở bệnh nhân xơ gan, không để bị táo bón là vì các lý do sau, ngoại trừ:

A. Dễ gây tắc ruột

B. Vi khuẩn ruột tạo ra nhiều amoniac mà không được thải ra ngoài

C. Amoniac chuyển hoá từ thức ăn không được thải ra ngoài

D. Luôn có sự quá phát triển vi khuẩn ruột

Câu 40: Trong xơ gan, tăng NH3 dễ gây hôn mê gan là do:

A. NH3 làm tăng tính thấm hàng rào mạch máu não làm giảm kích thích dẫn truyền thần kinh

B. NH3 kích thích trực tiếp lên màng tế bào thần kinh

C. Thiếu hụt Glutamate synthetase do vượt quá khả năng của tế bào sao

D. Cả A, B và C đúng

Câu 41: Yếu tố nào sau đây có thể dùng để tiên đoán hôn mê gan xảy ra:

A. Giảm urê máu

B. Tăng creatinin máu

C. Tăng Glutamin trong dịch não tuỷ

D. Tăng bilirubin máu

Câu 42: A. Amin nào sau đây nên dùng cho người có suy gan:

A. Tyrosin

B. Phenylalanin

C. Tryptophan

D. Leucin, isoleucin

Câu 44: Hạ kali máu do dùng lợi tiểu loại thải kali có thể gây bệnh não gan là do:

A. Kiềm chuyển hoá

B. Tăng NH4 qua hàng rào máu não

C. Tích tụ glutamin trong máu và dịch não tuỷ

D. Tất cả các tác dụng trên

Câu 45: Trong hôn mê gan, các chất làm ức chế dẫn truyền thần kinh được nói đến nhiều là:

A. NH3 và glutamin

B. Serotonin và phenylalanin

C. GABA và benzodiazepin nội sinh

D. Tất cả các chất kể trên

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên