Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 1. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
25 Phút
Tham gia thi
22 Lần thi
Câu 1: Không được đình công ở nơi sử dụng lao động trong trường hợp nào?
A. Việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng
B. Việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe của con người
C. Việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người
Câu 2: Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì ai co quyền quyết định hoãn hoặc ngừng đình công?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
C. Giám đốc Doanh nghiệp nơi có công nhân đình công
Câu 3: Ít nhất là bao nhiêu ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
A. 03 ngày làm việc
B. 05 ngày làm việc
C. 10 ngày làm việc
Câu 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm?
A. Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động
B. Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân
C. Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân
Câu 5: Thẩm quyền bổ nhiệ Hòa giải viên lao động?
A. Chủ tịch UBND cấp tỉnh
B. Chủ tịch UBND cấp huyện
C. Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Câu 6: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ bao nhiêu tuổi đối với lao động nam vào năm 2028?
A. 60 tuổi
B. 61 tuổi
C. 62 tuổi
D. 63 tuổi
Câu 7: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ bao nhiêu tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035?
A. 60 tuổi
B. 61 tuổi
C. 62 tuổi
D. 63 tuổi
Câu 8: Hình thức Hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình dưới 1 tháng là?
A. Hợp đồng bằng văn bản
B. Hợp đồng bằng lời nói
C. Cả a và b
Câu 9: Hình thức hợp đồng lao động đối với người chưa đủ 18 tuổi có thời gian làm việc dưới 01 tháng là?
A. Hợp đồng bằng văn bản
B. Hợp đồng bằng lời nói
C. Cả a và b
Câu 10: Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá bao nhiêu giờ trong 01 ngày?
A. 03 giờ
B. 04 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ
Câu 11: Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa các chủ thể nào?
A. Người sử dụng lao động với người lao động, người sử dụng lao động với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam
B. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, người giúp việc trong gia đình, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam
C. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam, công đoàn
D. Người sử dụng lao động với người lao động, với đại diện người lao động, công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, công đoàn
Câu 12: Hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế khác nhau như thế nào?
A. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh, kiếm lãi
B. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
C. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ liên quan đến chủ và thợ – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ giữa các nhà kinh doanh
D. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh giữa pháp nhân kinh doanh
Câu 13: Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?
A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản
B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp táC. Nội dung hợp đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương
C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản
D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, nội dung là quan hệ tài sản
Câu 14: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động:
A. Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách
B. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp
C. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền
D. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường thiệt hại, đóng cửa doanh nghiệp
Câu 15: Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về lao động:
A. Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều tra tai nạn lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Xử lý các vi phạm pháp luật lao động trong phạm vi thẩm quyền
B. Thanh tra việc chấp hành quy định lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Điều tra tai nạn lao động – Xét các đề nghị về tiêu chuẩn an toàn lao động, cho phép hoặc không cho phép
C. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động – Xem xét các đề nghị về an toàn lao động – Xử lý vi phạm pháp luật lao động
D. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động – Xem xét chấp thuận các đề nghị về tiêu chuẩn, giải pháp an toàn, vệ sinh lao động – xử lý vi phạm
Câu 16: Thanh tra Nhà nước về lao động gồm mấy loại?
A. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra bảo hộ lao động
B. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra vệ sinh lao động
C. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động
D. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra thiết bị lao động
Câu 17: Cơ quan nào có quyền quyết định cuối cùng tính hợp pháp của các cuộc đình công?
A. Toà án nhân dân – Sở Lao động thương binh xã hội
B. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Sở Lao động thương binh xã hội
C. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Bộ Lao động
D. Toà án nhân dân
Câu 18: Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình công?
A. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng
B. Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy định
C. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền Kinh tế
D. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do Chính phủ quy định
Câu 19: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
A. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, các vụ đình công
B. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải mà không thành
C. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở mà không thành
D. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các tranh chấp lao động tập thể đã hoà giải tại hội đồng hoà giải tỉnh mà không thành
Câu 20: Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
A. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận, Toà án huyện
B. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hội đồng trọng tài cấp huyện, quận và tỉnh. Toà án
C. Hội đồng hoà giải tại doanh nghiệp. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh
D. Tổ hoà giải ở cơ sở. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh – Toà án
Câu 21: Nghĩa vụ người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động:
A. Cung cấp đầy đủ tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền và thi hành mọi quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
B. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thi hành mọi quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
C. Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ cho cơ quan giải quyết tranh chấp. Thi hành mọi thoả thuận đã đạt, biên bản hoà giải có kết quả, quyết định, bản án đã có hiệu lực
D. Cung cấp đầy đủ mọi chứng cứ, tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền, thi hành tốt mọi quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền
Câu 22: Thế nào là bệnh nghề nghiệp?
A. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định
B. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại, được Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định
C. Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại của nghề nghiệp ảnh hưởng đến người lao động. Danh mục bệnh được 2 Bộ Y tế – Lao động quy định
D. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động. Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định
Câu 23: Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải:
A. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 30 ngày
B. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 35 ngày
C. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 40 ngày
D. Báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày
Câu 24: Thời giờ làm việc của lao động vị thành niên được tính như thế nào?
A. 8 giờ một ngày
B. 7 giờ một ngày
C. 7 giờ một ngày, trừ một số công việc có quy định riêng
D. Tối đa không quá 7 giờ một ngày,trừ một số công việc có quy định riêng
Câu 25: Thời giờ làm việc của người lao động tàn tật được tính như thế nào?
A. 7 giờ một ngày
B. Không được quá 7 giờ một ngày
C. 8 giờ một ngày
D. Không được quá 8 giờ một ngày
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động có đáp án Xem thêm...
- 22 Lượt thi
- 25 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận