Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 682 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 4. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

18 Lần thi

Câu 1: Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải báo trước cho bên kia biết ít nhất bao nhiêu ngày?

A. Ít nhất 03 ngày làm việc

B.  Ít nhất 05 ngày làm việc

C. Ít nhất 07 ngày làm việc

D. Ít nhất 10 ngày làm việc

Câu 2: Người lao động, người sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào?

A. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012

B. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

C. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

B. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định

C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự

D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?

A. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động 2012

B. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý

C. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

A. Mỗi bên có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước – Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động

B. Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý

C. Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản

Câu 6: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?

A. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết

B. Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

Câu 7: Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động là gì?

A. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động

B. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

C. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 8: Tai nạn lao động là gì?

A. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động

B. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động – Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc

C. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động – Quy định này chỉ áp dụng đối với người lao động

Câu 9: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây đối với lao động nữ?

A. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác

B. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ

C. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc; giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 10: Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định ra sao?

A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng – Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng – Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng

B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng – Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng – Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng

C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng – Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng – Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng

Câu 11: Những công việc nào sau đây không được sử dụng lao động nữ?

A. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ

B. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành

C. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước, nơi ô nhiễm môi trường

D. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ

Câu 12: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn?

A. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động

B. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn

C. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 13: Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ gì?

A. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình

B. Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

C. Cả A và B đều đúng

D. Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động; nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân

Câu 14: Cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

A. Hòa giải viên lao động

B. Toà án nhân dân

C. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động

D. Cả A và B đều đúng

Câu 18: Thời hạn xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện như thế nào?

A. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật

B. Giao kết hợp đồng lao động mới

C. Sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng lao động đã ký kết

Câu 19: Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung,  quyền và lợi ích giải quyết như thế nào?

A. Quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động

B. Quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có)

C. Quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động

Câu 20: Thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi quy định thế nào?

A. Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi

B. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 21: Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai quy định như thế nào?

A. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi

B. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định

C. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ – Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Hợp đồng đào tạo nghề gồm có những nội dung nào?

A. Nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; chi phí đào tạo

B. Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo

C. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của người sử dụng lao động

D. A, B, C đều đúng

Câu 23: Trường hợp nào sau đây người lao động được tạm hoãn hợp đồng lao động?

A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự

B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

C. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

D.  A, B, C đều đúng

Câu 24: Việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 như thế nào?

A. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc

B. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác

C. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác

Câu 25: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước bao nhiêu ngày?

A. Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn

B. Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn

C. Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ  và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

D. Cả A, B và C đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 18 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên