Câu hỏi: Người lao động, người sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào?
A. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012
B. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
C. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 1: Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai quy định như thế nào?
A. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi
B. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định
C. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ – Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
D. Cả A, B, C đều đúng
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định ra sao?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng – Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng – Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng – Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng – Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng
C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng – Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng – Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?
A. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động 2012
B. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý
C. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động là gì?
A. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động
B. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
C. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động
D. Cả A, B và C đều đúng
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Mức phạt tiền nào dưới đây khi người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác; chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của Pháp luật?
A. Mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
B. Mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
C. Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Tai nạn lao động là gì?
A. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động
B. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động – Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc
C. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động – Quy định này chỉ áp dụng đối với người lao động
30/08/2021 1 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 4
- 19 Lượt thi
- 25 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động có đáp án
- 625
- 22
- 25
-
58 người đang thi
- 543
- 12
- 25
-
29 người đang thi
- 431
- 14
- 25
-
67 người đang thi
- 416
- 9
- 25
-
55 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận