Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản - Phần 8. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kế toán kiểm toán. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
20 Lần thi
Câu 1: Để xác định tính trọng yếu của gian lận, sai sót cần dựa vào căn cứ nào là chủ yếu?
A. Thời gian xảy ra gian lận, sai sót.
B. Số người liên quan đến gian lận, sai sót.
C. Mức độ thiệt hại do gian lận, sai sót.
D. Quy mô báo cáo có gian lận, sai sót
Câu 2: Yếu tố nào cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ?
A. Môi trường kiểm soát.
B. Hệ thống kiểm soát.
C. Hệ thống thông tin và trao đổi.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 3: Trong tất cả các bước sau đây, bước nào không thuộc các bước tiến hành đánh giá tính trọng yếu?
A. Bước lập kế hoạch
B. Bước ước lượng sơ bộ và phân bổ sơ bộ và phân bổ ước lượng sơ bộ ban đầu.
C. Bước ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận khoản mục và toàn bộ các khoản mục.
D. Bước so sánh ước tính sai sót số tổng cộng với sai số ước tính ban đầu.
Câu 4: Kiểm soát quản lý thuộc loại kiểm soát nào?
A. Kiểm soát trực tiếp.
B. Kiểm soát tổng quát.
C. Kiểm soát xử lý.
D. Không câu nào đúng.
Câu 5: Rủi ro kiểm soát là gì?
A. Là khái niệm có gian lận trong lập báo cáo kiểm toán.
B. Là khái niệm có sai sót trong báo cáo tài chính.
C. Là khái niệm có gian lận trong lập kế hoạch kiểm toán.
D. Là khái niệm có những gian lận sai sót trọng yếu mà hệ thông kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn chặn sửa chữa kịp thời.
Câu 6: Trong các rủi ro sau đây, rủi ro nào không thuộc rủi ro kiểm toán?
A. Rủi ro tài chính.
B. Rủi ro tiềm tàng.
C. Rủi ro kiểm soát.
D. Rủi ro phát hiện.
Câu 7: Gian lận là gì?
A. Là việc áp dụng sai nguyên tắc kế toán do thiếu cẩn thận.
B. Là những hành vi chỉ định lừa dối nhằm biển thủ tài sản, tham ô tài sản, xuyên tạc thông tin.
C. Là việc tính toán sai.
D. Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn.
Câu 8: Để phân tích đánh gí rủi ro tiềm tàng cần có thông tin nào?
A. Bản chất kinh doanh của khách hàng.
B. Bản chất hệ thống kế toán, hệ thông thông tin.
C. Bản chất các bộ phận được kiểm toán.
D. Tất cả các thông tin nói trên.
Câu 9: Khái niệm về gian lận biểu hiện là:
A. Lỗi về tính toán số học.
B. Áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do giới hạn về trình độ của các cán bộ kế toán.
C. Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp trong chế độ kế toán một cách có chủ ý.
D. Bao gồm các câu trên.
Câu 10: Hạn chế nào trong các hạn chế dưới đây không thuộc những hạn chế có hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ?
A. Yêu cầu về tính hiệu quả của chi phí bỏ ra để kiểm soát nhỏ hơn những tổn hại do sai sót, gian lận.
B. Khả năng gây ra sai sót của con người do thiếu cẩn trọng do trình độ nghiệp vụ.
C. Khối lượng của các giao dịch, các thủ tục biện pháp kiểm soát.
D. Việc vi phạm quy định của hệ thông quản lý không có các biện pháp thủ tục kiểm soát phù hợp.
Câu 11: Những hành vi có thể xem là hành vi gian lận là:
A. Ghi chép các ngiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ.
B. Ghi chép các nghiệp vụ không chính xác về số học không cố ý.
C. Áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán một cách không cố ý.
D. Tất cả đáp án trên
Câu 12: Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp về mặt tài chính cần xem xét đến biểu hiện chủ yếu nào?
A. Các khoản nợ và khả năng thanh toán các khoản nợ.
B. Tính hợp lý của cơ cấu tài chính, cơ cấu vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh.
C. Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác huy động các nguồn vốn.
D. Tất cả các biểu hiện nói trên.
Câu 13: Khái niệm về sai sót biểu hiện là:
A. Ghi chép chứng từ không đúng sự thật, có chú ý.
B. Bỏ sót nhi trùng các nghiệp vụ không có tính hệ thống
C. Che giấu các thông tin tài liệu.
D. Tất cả đều sai
Câu 14: Trong các phương pháp dưới đây, phương pháp nào không thuộc phương pháp của kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán?
A. Phương pháp kiểm tra, quan sát.
B. Phương pháp thẩm tra, xác nhận.
C. Phương pháp tài khoản.
D. Phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá.
Câu 15: Sai sót là gì?
A. Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn có chủ ý.
B. Là việc áp dụng các nguyên tắc kế toán sai.
C. Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn thừa thiếu các nghiệp vụ hoặc áp dụng sai các nguyên tắc ghi chép kế toán do tính thiếu cẩn trọng hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
D. Là việc xuyên tạc số liệu.
Câu 16: Những yếu tố nào ảnh hưởng đén việc nảy sinh gian lận và sai sót?
A. Sự độc đoán độc quyền kiêm nhiệm trong quản lý.
B. Do cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp, phức tạp.
C. Trình độ quản lý kế toán thấp, khối lượng công việc nhiều.
D. Tất cả đáp án trên
Câu 17: Trọng yếu là gì?
A. Là khái niệm chỉ về bản chất, quy mô của những gian lận, sai sót. Nếu dựa vào chúng để xét đoán sẽ không chính xác hoặc sẽ ảnh hưởng đến ý kiến nhận xét của kiểm toán viên đưa ra ý kiến sai lầm.
B. Là những gian lận và sai sót nếu dựa vào chúng để xét đoán sẽ không chuẩn xác.
C. Là những sai sót có thể sảy ra trong quá trình thực hiện kiểm toán.
D. Là những gian lẫn sai sót sảy ra trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.
Câu 18: Những hành vi nào biểu hiện sai sót?
A. Vận dụng sai các nguyên tắc ghi chép kế toán do hiểu biết sai.
B. Cố tình áp dụng sai nguyên tắc kế toán.
C. Giả mạo chứng từ.
Câu 19: Các bước tiến hành đánh giá tính trọng yếu gồm:
A. Ước lượng sơ bộ ban đầu, phân bổ ước lượng ban đầu
B. Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận khoản mục và toàn bộ các khoản mục.
C. So sánh ước tính sai số tổng cộng với sai số ước tính ban đầu.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 20: Rủi ro kiểm toán gồm:
A. Rủi ro kiểm soát.
B. Rủi ro tiềm tàng
C. Rủi ro phát hiện.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 21: Rủi ro phát hiện là gì:
A. Là khái niệm phát hiện sai sót trong lập kế hoạch.
B. Là khái niệm trong báo cáo tài chính có sai sót.
C. Là khái niệm có những gian lận, sai sót nghiêm trọng không được phát hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
D. Là khái niệm có gian lận sai sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Câu 22: Rủi ro kiểm toán là gì?
A. Là rủi ro mà kiểm toán viên có thể gặp phải khi đưa ra ý kiến nhận xét không phù hợp về báo cáo tài chính.
B. Là rủi ro tiềm tàng
C. Là rủi ro mà kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến nhận xét trái ngược.
D. Là rủi ro kiểm soát.
Câu 23: Trường hợp nào đáp ứng yêu cầu của bằng chứng kiểm toán?
A. Đầy đủ, thích hợp.
B. Chính xác.
C. Hợp lý.
D. Hợp lệ.
Câu 24: Kế toán bán hàng biển thủ tiền từ khách hàng nợ bằng cách không ghi sổ kế toán và ghi giảm nợ tài khoản phải thu bằng cách lập dự phòng phải thu khó đòi. Hành vi đó là:
A. Sai sót.
B. Gian lận.
C. Nhầm lẫn.
D. Không câu nào đúng
Câu 25: Bằng chứng nào nói chung được xem là đầy đủ khi:
A. Bằng chứng được thu thập là hợp lý khách quan.
B. Có đầy đủ bằng chứng để có thể đưa ra quy định cơ bản hợp lý cho một ý kiến về báo cáo tài chính.
C. Bằng chứng có chất lượng về tính hợp lý, khách quan và không thiên lệch.
D. Bằng chứng được thu thập bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản có đáp án Xem thêm...
- 20 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận